| Hotline: 0983.970.780

Thương lái "ôm" mía, NM ngồi nhìn

Thứ Sáu 15/10/2010 , 09:01 (GMT+7)

Mía nguyên liệu ở ĐBSCL đang bị thương lái đi tắt đón đầu mua gom với ý đồ đầu cơ. Do đầu cơ nên dẫn đến nghịch lý- giá mía thương lái mua tại ruộng 1.150 đồng/kg, nhưng Cty mía đường mua tại cổng NM thì chỉ có 1.000 đồng/kg loại chữ đường 10CCS. Cuối cùng người trồng mía thắng to, còn NM đường thì hụt nguyên liệu SX.

Mía nguyên liệu ở ĐBSCL đang bị thương lái đi tắt đón đầu mua gom với ý đồ đầu cơ. Do đầu cơ nên dẫn đến nghịch lý- giá mía thương lái mua tại ruộng 1.150 đồng/kg, nhưng Cty mía đường mua tại cổng NM thì chỉ có 1.000 đồng/kg loại chữ đường 10CCS. Cuối cùng người trồng mía thắng to, còn NM đường thì hụt nguyên liệu SX.

Ông Trần Minh Phương, ở phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) thu hoạch 5.000 m2 mía, lời hơn 30 triệu đồng nhưng vẫn tiếc hùi hụi. "Mới đầu vụ mía mà giá đã lên 880 đồng, tôi tưởng giá tốt liền kêu lái bán, nào ngờ bây giờ mía được các thương lái thu mua tại ruộng 1.000 đến 1.150 đồng/kg" - ông Minh chậc lưỡi tiếc rẻ. Ông Trần Văn Tuấn, Phó Trưởng phòng NN - PTNT huyện Phụng Hiệp cho biết: Vụ này nông dân trong huyện trồng khoảng 10.000 ha mía. Với giá mía như hiện tại thì người trồng mía rất phấn khởi vì sau khi trừ chi phí nông dân có lãi từ 50 - 90 triệu đồng/ha tùy vào năng suất. Ở vùng nguyên liệu mía huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, mía nguyên liệu cũng đã nhảy lên 1.100 đồng/kg.

Khắp các vùng nguyên liệu mía như Phụng Hiệp (Hậu Giang), Mỹ Tú (Sóc Trăng), hàng ngàn thương lái từ các tỉnh ĐBSCL đang len lỏi khắp nơi thu mua mía nguyên liệu về bán lại cho các NM. Một thương lái tên Được ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho hay: Hiện các NM đang cạnh tranh nguyên liệu rất dữ. Mỗi NM đều đưa ra mức giá chênh nhau và dùng nhiều chính sách phụ trợ cho thương lái để hút mía. Chính từ đó, giá mía liên tục đẩy lên và hiện tại đã lên đến 1.150 đồng nhưng vẫn rất khó mua vì nông dân chưa chịu bán.

Ông Nguyễn Thái Hòa, PGĐ Cty TNHH Mía đường Trà Vinh nói: Lâu nay, tất cả các NM cứ nghĩ lợi dụng lực lượng thương lái, nuôi lực lượng này thì người ta sẽ trung thành với NM. Nhưng không giản đơn như thế, bây giờ thương lái khống chế thị trường nguyên liệu đã quay trở lại chèn ép dẫn đến các NM thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. Còn muốn đủ nguyên liệu thì phải chạy theo thương lái, đẩy giá thu mua lên.
Ông Võ Văn Sơn, Phó TGĐ Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) cho biết: Mỗi ngày nông dân ở vùng nguyên liệu mía Phụng Hiệp thu hoạch khoảng 8.000 tấn mía thì các NM ngoài tỉnh đã đến thu mua mất 4.000 tấn, trong khi đó vùng nguyên liệu là của Cty đầu tư. Việc kiểm soát là rất khó khăn, bởi thương lái nói mua mía cho NM này nhưng lại chở đi bán cho NM khác. Chỉ tính riêng NM Đường Ấn Độ đặt tại Long An đã ngốn mía nguyên liệu của Hậu Giang khoảng 2.000 tấn/ngày. Không chỉ thế, NM Đường Ấn Độ cũng cho thương lái sang vùng mía nguyên liệu của Trà Vinh hoành hành mấy ngày qua.

Ông Hữu Sự, thương lái thu mua mía cho Cty TNHH Mía đường Trà Vinh bức xúc nói: Nhiều vùng mía nguyên liệu của tôi đầu tư, kể cả của NM đầu tư cũng đang bị thương lái của NM Đường Ấn Độ đến thu mua quyết liệt. Hiện tại, chữ đường ở vùng mía nguyên liệu Trà Vinh bình quân 9,3 CCS, đây là chữ đường khá cao so với vùng mía nguyên liệu Hậu Giang nên được các thương lá NM Đường Ấn Độ nhảy vào đầu cơ đây giá lên mút đọt: hơn 1.150 đồng/kg.

Có thể nói, chính vì các NM ngoài vùng nguyên liệu đi chèo kéo, cạnh tranh không lành mạnh đã tạo cơ hội cho các thương lái đầu cơ  Hiện tại, giá mía 10 CCS tại cầu cảng của NM Đường Phụng Hiệp là 1.000 đồng/kg, tại NM Đường Vị Thanh là 1.020 đồng/kg. Trong khi đó, giá mía tại ruộng đã lên đến 1.150 đồng. Giá NM đường thấp hơn giá thương lái thì các thương lái không thu hoạch mía. Theo đó, đẩy các NM trong vùng vào tình thế  thiếu hụt nguyên liệu.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm