| Hotline: 0983.970.780

Tổng kết thực hiện xây dựng nông thôn mới:

10 năm miệt mài, thành quả xứng đáng

Thứ Bảy 17/08/2019 , 11:55 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, sau chặng đường dài nỗ lực toàn diện trong việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), tất cả những mục tiêu cơ bản tại 2 vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) và Bắc Trung Bộ (BTB) đều đã đạt được.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá kết quả xây dựng NTM tại ĐBSH và BTB trong thời gian qua.


Chuyển biến mạnh mẽ

Vùng ĐBSH và BTB bao gồm Thủ đô Hà Nội và 16 tỉnh. Đây là vùng có lịch sử phát triển lâu đời, có vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, an ninh quốc phòng và đối ngoại của cả nước.

Điều kiện tự nhiên của ĐBSH và BTB có nhiều thuận lợi nhờ địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, có hệ thống thủy văn phong phú. Ngược lại, khu vực này còn đối mặt với nhiều khó khăn nhất định, nhìn chung trình độ phát triển giữa 2 vùng có sự chênh lệch khá lớn, bên cạnh đó vẫn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai khắc nghiệt, hay quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa mạnh mẽ khiến nhiều vùng mất đi bản sắc và các giá trị truyền thống đặc trưng...

Toàn cảnh Hội nghị.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, việc triển khai chương trình MTQG về xây dựng NTM hết sức cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, giai đoạn 2010-2015 cấp ủy các cấp đã chủ động ban hành nghị quyết thực hiện, nhiều chính sách, cơ chế đã được ban hành kịp thời để tạo đà thúc đẩy, điển hình như: thí điểm cho cấp xã giữ lại tiền từ đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng hạ tầng; hỗ trợ xi măng để làm đường giao thông nông thôn; cơ chế thưởng bằng công trình đối với các xã sớm về đích... Đồng thời chủ động lồng ghép các nội dung xây dựng NTM với việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Giai đoạn 2016-2020, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quy chế quản lý, điều hành do Thủ tướng Chính phủ ban hành, các tỉnh, thành phố đã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG ở các cấp (tỉnh, huyện, xã); 100% thôn tiếp tục kiện toàn, thành lập Ban phát triển thôn; một số tỉnh (Thanh Hóa, Hà Tĩnh), đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo.

Rút kinh nghiệm của giai đoạn I (2010-2015), Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương đã phân cấp mạnh hơn, giao quyền chủ động phân bổ nguồn lực cho cấp tỉnh, có cơ chế chính sách đột phá, như tỉnh Hưng Yên đã có cơ chế giao cho mỗi xã 3 ha đất để bán đấu giá bổ sung nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, một số tỉnh đã có cơ chế để lại tiền bán đấu giá đất để đầu tư cho xây dựng NTM. Việc này đã tạo sự chủ động cho các địa phương trong bố trí nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đặt ra.

Dễ nhận thấy quan điểm chỉ đạo của các tỉnh, thành phố thay đổi mạnh mẽ, theo hướng đi sâu vào nâng cao chất lượng các nội dung của Chương trình. Nếu như  giai đoạn I chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, thì giai đoạn này đã chuyển sang các nội dung trọng tâm, tác động trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân (phát triển sản xuất, văn hóa, môi trường, an ninh trật tự,…). Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của các địa phương vào cuộc mạnh mẽ, tâm huyết hơn, vì thế nhiều nơi đã có tư duy, cách làm mới, huy động nguồn lực lớn và đa dạng cho xây dựng nông thôn mới.

Bộ trưởng ghi nhận những thành quả đã đạt được tại 2 vùng trọng điểm.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “ĐBSH và BTB là 2 vùng đặc biệt, có ý nghĩa rất quan trọng trong bức tranh xây dựng NTM cả nước với 3 điểm nổi bật “rất đặc biệt, rất đặc trưng và rất đặc thù”. Suốt chặng đường xây dựng NTM đã qua, 2 vùng này luôn đi tiên phong trên các mặt trận”.
 

Quả ngọt

Hết tháng 7/2019, vùng ĐBSH và BTB có 2.402/3.474 xã (69,1%) được công nhận đạt chuẩn NTM (tăng 48% so với cuối năm 2015, là mức tăng trưởng cao nhất trong cả nước).

Trong đó, vùng ĐBSH đạt 83,59% (cao nhất trong cả nước), vượt mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao (80%). Vùng BTB đạt 51,92%, đến nay có 2 tỉnh đã đạt và vượt mục tiêu phấn đấu đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao, gồm Hà Tĩnh và Quảng Trị.

Bình quân số tiêu chí/xã của cả vùng đạt 17,4 tiêu chí (tăng 11,5 tiêu chí so với năm 2011 và tăng 2,4 tiêu chí so với năm 2015), cao hơn mức trung bình cả nước là 15,26 tiêu chí/xã. Vùng ĐBSH đạt bình quân 18,28 tiêu chí/xã, cao nhất cả nước. Vùng BTB đạt bình quân 15,8 tiêu chí/xã, trong đó cao nhất là Hà Tĩnh (17,21 tiêu chí/xã), thấp nhất là Quảng Trị (14,87 tiêu chí/xã). Từ đầu năm 2018, cả vùng không còn xã dưới 5 tiêu chí (năm 2010 có tới 28% số xã dưới 5 tiêu chí).

Toàn vùng có 41 đơn vị cấp huyện (thuộc 13 tỉnh/thành phố) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, chiếm 48,8% số đơn vị cấp huyện của các nước đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Dự kiến đến hết năm 2019, một số tỉnh khó khăn như Quảng Trị, Quảng Bình… sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xét, công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cho 1 đơn vị cấp huyện. 

Về xây dựng nông thôn mới nâng cao, có 12/17 tỉnh, thành phố ban hành tiêu chí xã đạt chuẩn. Hiện có 5 xã đang hoàn thiện các thủ tục để được công nhận (Hà Tĩnh). Phấn đấu đến hết năm 2020, toàn vùng có 88 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Về NTM kiểu mẫu, hiện mới có xã Việt Dân, thị xã Đông Triều, Quảng
Ninh đạt, mục tiêu đến hết năm 2020 toàn vùng sẽ có 49 xã  kiểu mẫu (ĐBSH có 33 xã và BTB có 16 xã).

Chương trình OCOP - Mỗi xã một sản phẩm mang lại nhiều tín hiệu tích cực chỉ sau 1 năm áp dụng.

Chương trình OCOP xuất phát từ tỉnh Quảng Ninh với nhiều kết quả nổi bật, đây là cơ sở để Ban Chỉ đạo Trung ương nghiên cứu và ban hành Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020. Sau hơn 01 năm triển khai, đến nay Chương trình bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển những sản phẩm đặc sản tại các địa phương.

Ghi nhận đến hết 7/2019, đã có 17/17 tỉnh, thành phố phê duyệt đề án triển khai Chương trình OCOP với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt 3.822 tỷ đồng, tổng số sản phẩm được chuẩn hóa đến 2020 khả năng đạt 1.947 sản phẩm (chiếm 78,19% so với cả nước). Trong số này, riêng Hà Nội phát triển khoảng 1.000 sản phẩm, Nghệ An dự kiến đầu tư cho Chương trình giai đoạn 2018-2020 lên tới 1.200 tỷ đồng, về phía Quảng Ninh trên 854 tỷ đồng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm