| Hotline: 0983.970.780

100% học sinh đeo khẩu trang, chuẩn bị bình nước riêng ngày trở lại trường

Thứ Hai 04/05/2020 , 10:42 (GMT+7)

Các giáo viên và học sinh được khảo sát tại tỉnh Hà Tĩnh đều bày tỏ niềm vui, phấn khởi khi được tựu trường trở lại hậu Covid-19.

Học sinh ở Hà Tĩnh trở lại trường học sau kỳ nghỉ dài do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ảnh: Thanh Nga.

Học sinh ở Hà Tĩnh trở lại trường học sau kỳ nghỉ dài do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ảnh: Thanh Nga.

Sáng 4/5, hơn 238.000 học sinh Tiểu học, THCS, THPT ở tỉnh Hà Tĩnh đã trở lại trường học sau kỳ nghỉ dài hơn 3 tháng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ngoài các cấp học trên, nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn cũng đã tổ chức dạy học trở lại.

Theo ghi nhận của NNVN, hầu hết các giáo viên, học sinh đều háo hức khi được tựu trường trở lại.

Cô Tống Thị Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Hà, TP Hà Tĩnh cho hay, cách đây gần một tuần nhà trường đã phối hợp cơ sở y tế phun Cloramin B khử trùng toàn bộ trường. Đồng thời, huy động phụ huynh làm vệ sinh tại các lớp học.

Để đảm bảo an toàn trong phòng dịch, hầu hết phụ huynh chuẩn bị bình nước riêng cho con em. Ảnh: Thanh Nga.

Để đảm bảo an toàn trong phòng dịch, hầu hết phụ huynh chuẩn bị bình nước riêng cho con em. Ảnh: Thanh Nga.

"Để đảm bảo an toàn tốt nhất cho các em, chúng tôi đã lắp thêm 4 bồn rửa tay ở khu vực cổng trường; đặt dung dịch sát khuẩn tại cổng trường, lớp học và phân công giáo viên đo thân nhiệt cho học sinh ngay tại cổng”, cô Bình nói.

Trong sáng 4/5, Trường Tiểu học Nam Hà cũng đã phát hơn 1.000 khẩu trang cho giáo viên, học sinh; yêu cầu đeo khẩu trang trong suốt buổi học; khuyến khích phụ huynh chuẩn bị cho mỗi em một bình hoặc cốc uống nước riêng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.

“Rất đáng mừng, ý kiến của nhà trường được phụ huynh ủng hộ, phối hợp rất tốt. Sáng nay đại đa số các con đều được bố mẹ chuẩn bị bình nước riêng”, vị Hiệu trưởng thông tin.

Các em học sinh đã ý thức được việc thường xuyên rửa tay, sát khuẩn trước khi vào lớp học. Ảnh: Thanh Nga.

Các em học sinh đã ý thức được việc thường xuyên rửa tay, sát khuẩn trước khi vào lớp học. Ảnh: Thanh Nga.

Em Đậu Văn H., học sinh lớp 5 phấn khởi: “Nghỉ học lâu quá em nhớ cô và các bạn lắm. Sáng nay em dậy từ sớm để đến lớp, gặp nhau bạn nào cũng rất vui”.

Theo cô Bình, khó khăn hiện nay trong việc dạy học là áp lực đối với giáo viên. Hiện trung bình một giáo viên ở trường phải dạy 25 tiết/tuần và chỉ dạy trong một buổi. Trong khi trước đây chỉ dạy 23 tiết/tuần, dạy giãn thời gian cả ngày.

Để đảm bảo giãn cách, nhà trường chia 964 em học sinh học thành 2 ca. Khối lớp 3, 4, 5 học buổi sáng và từ 14 lớp thành 17 lớp; khối lớp 1, 2 học buổi chiều và từ 12 lớp thành 15 lớp. Không tổ chức ăn bán trú.

Bồn rửa tay được Trường Tiểu học Nam Hà lắp đặt thêm tại cổng trường để phòng dịch. Ảnh: Thanh Nga.

Bồn rửa tay được Trường Tiểu học Nam Hà lắp đặt thêm tại cổng trường để phòng dịch. Ảnh: Thanh Nga.

Còn tại trường Mầm non Trí Đức, TP Hà Tĩnh, để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho con em trước khi đến lớp, nhà trường đã vệ sinh sạch sẽ các lớp học và khuôn viên, có sự giám sát của cơ sở y tế.

Đối với các hoạt động tập thể tập trung đông người, nhà trường tạm dừng dịch vụ xe đưa đón trẻ; tạm dừng tổ chức ăn buffet; học các môn năng khiếu...; chỉ tổ chức ăn bán trú sau khi đã nhận được ý kiến đồng ý của phụ huynh.

Xem thêm
Tổng Bí thư Trần Phú, người con ưu tú của dân tộc

Hội thảo về đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học và các tầng lớp Nhân dân Hà Tĩnh.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.