| Hotline: 0983.970.780

16 dự án Mekong DPO: Đảm bảo nhanh, hiệu quả

Thứ Bảy 15/07/2023 , 21:39 (GMT+7)

ĐBSCL Ngày 15/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị thúc đẩy tiến độ 16 dự án phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO).

Quang cảnh Hội nghị thúc đẩy tiến độ 16 dự án phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO). Ảnh: Kim Anh.

Quang cảnh Hội nghị thúc đẩy tiến độ 16 dự án phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO). Ảnh: Kim Anh.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá, các dự án Mekong DPO nhận được sự quan tâm và ưu tiên đặc biệt của Việt Nam và nhóm 6 ngân hàng phát triển.

Sau cuộc họp Ban Điều phối chung lần thứ nhất tổ chức đầu tháng 4 vừa qua tại TP. Cần Thơ, tiến độ chuẩn bị các dự án Mekong DPO đã có những chuyển biến tích cực. Điển hình, đề xuất dự án của Bộ Giao thông và Vận tải (Bộ GTVT) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhiều đề xuất dự án khác đã được các địa phương điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện.

Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng, chuẩn bị ban hành Nghị quyết về các dự án Mekong DPO. Nội dung chính của Nghị quyết nhằm huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài cho 16 dự án Mekong DPO trên cơ sở nhu cầu đầu tư và cam kết của các đối tác phát triển.

Hội nghị lần này, đại diện Bộ NN-PTNT, Bộ GTVT, các địa phương 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL và nhóm đối tác phát triển đã cùng trao đổi về phương án đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án Mekong DPO. Đồng thời, thống nhất về lộ trình nhằm đẩy nhanh quá trình phê duyệt, khả năng huy động và cung cấp vốn viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương yêu cầu thực hiện nhanh, hiệu quả và thành công nhất 16 dự án Mekong DPO. Ảnh: Kim Anh.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương yêu cầu thực hiện nhanh, hiệu quả và thành công nhất 16 dự án Mekong DPO. Ảnh: Kim Anh.

16 dự án Mekong DPO được đề xuất bởi Bộ GTVT, Bộ NN-PTNT và 13 địa phương vùng ĐBSCL có tổng mức đầu tư trên 94.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT đã đề xuất thêm Dự án Chuyển đổi tổng hợp và Thích ứng với biến đổi khí hậu ĐBSCL (dự án MERIT) vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). UBND TP. Cần Thơ đề xuất dự án xây dựng cầu Ô Môn bắc qua sông Hậu, sử dụng nguồn vốn ODA vay từ Chính phủ Nhật Bản.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, dự án MERIT có tác dụng liên kết vùng, mở rộng không gian phát triển, nhất là kết nối với giao thông và thủy lợi của địa phương. Dự án với mục tiêu tăng cường tính chống chịu khí hậu và nâng cao sinh kế tại các địa phương tham gia dự án ở 9 tỉnh vùng ĐBSCL. Bao gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang.

Ông Phạm Đình Văn, Trưởng Ban quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi CPO (Bộ NN-PTNT) cho biết, sau những ý kiến góp ý của các bộ ngành và các địa phương vùng ĐBSCL, Bộ NN-PTNT đã tiếp thu, dự kiến hoàn chỉnh đề xuất dự án vào cuối tháng 7/2023.

Về phía WB, bà Anna Wellenstein, Giám đốc khu vực về phát triển bền vững chia sẻ, WB đang tích cực làm việc với Bộ NN-PTNT và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL để chuẩn bị cho đề xuất dự án MERIT. Đồng thời, WB cam kết sẽ mang đến những kinh nghiệm, chuyên môn và hỗ trợ về mặt tài chính đối với sự phát triển bền vững của ĐBSCL.

Ông Trần Quốc Phương nhận định, hiện chỉ có 16 dự án Mekong DPO dự kiến được xem xét áp dụng thống nhất theo cơ chế tài chính cho các địa phương vay lại 10%.

Bản đồ các dự án Mekong DPO (tháng 3/2023). Ảnh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bản đồ các dự án Mekong DPO (tháng 3/2023). Ảnh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đối với 2 đề xuất dự án mới của Bộ NN-PTNT và UBND TP. Cần Thơ cần có thuyết minh rõ ràng, thuyết phục, báo cáo Chính phủ xem xét từng trường hợp cụ thể.

Ông Phương phấn khởi cho biết, khoảng 5 năm trở lại đây, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các dự án ODA mới gặp rất nhiều khó khăn. Việc thực hiện đề xuất 16 dự án Mekong DPO đã có nhiều khởi sắc, cho thấy quyết tâm đầu tư cho vùng ĐBSCL.

Các địa phương và bộ, ngành liên quan đã có rất nhiều kinh nghiệm về thực hiện các dự án ODA, do đó ông Phương đề nghị cần thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất và thành công nhất, để tạo bước đột phá, kỷ nguyên mới triển khai các dự án ODA ở Việt Nam.

Hài hòa giữa thủ tục trong nước và thủ tục của các nhà tài trợ, để đẩy nhanh tiến độ. Nội dung các đề xuất dự án cũng cần đảm bảo phù hợp với các quy hoạch liên quan, như: Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng ĐBSCL, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch tỉnh, thành phố…

Trước đó, ngày 8/7, tại Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án đường cao tốc và triển khai vốn ODA vùng ĐBSCL” tổ chức tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý chủ trương vay vốn ODA từ 6 đối tác phát triển. Bao gồm: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Tổng mức vốn là 2,53 tỷ USD cho 16 dự án Mekong DPO để thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, áp dụng cơ chế cấp phát 90% vốn cho các dự án.

Xem thêm
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII (ngày 18/9/2024).

Sạt lở đê bao ảnh hưởng 19 hộ dân và 3ha cây ăn trái

Bến Tre Trên địa bàn ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre xảy ra vụ sạt lở đê bao gây ngập khoảng 3ha cây ăn trái, ảnh hưởng đến 19 hộ dân.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Phú Thọ: Sạt lở nghiêm trọng dưới chân cầu Hạc Trì

Sau cơn bão số 3, dưới chân cầu Hạc Trì (Phú Thọ) xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến một số hộ dân sống xung quanh khu vực sạt lở.

Bình luận mới nhất