| Hotline: 0983.970.780

21 câu hỏi về chặt hạ cây xanh: Sở Xây dựng Hà Nội trả lời “cho qua lần”

Thứ Năm 26/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Ngày 25/3, Sở Xây dựng (XD) vừa có công văn trả lời chính thức các câu hỏi chưa được trả lời về việc chặt hạ và thay thế cây xanh trong cuộc họp báo ngày 20/3./ Hài hước chuyện mua gom cây “vàng tâm”

* Vẫn khẳng định cây trên đường Nguyễn Chí Thanh “là Vàng tâm”

 Tuy nhiên, dư luận đánh giá trả lời của cơ quan này chưa cụ thể, còn quanh co và chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình.

Theo văn bản trả lời của cơ quan này, từ tháng 11/2014 đến đầu năm 2015 đã triển khai việc cải tạo, thay thế cây xanh trên 8 tuyến phố, trong đó di chuyển 130 cây, chặt hạ 335 cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông; trồng thay thế và bổ sung 489 cây.

Trả lời câu hỏi của các báo xung quanh việc nhiều chuyên gia nói loại cây được chọn để thay thế những cây bị chặt hạ là cây lâu năm, có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây không rộng, liệu lựa chọn này có hợp lý hay không? Sở XD cho rằng, cây trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng cây là cây Vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần phải bảo tồn và phát triển. Cây cao trung bình 25 - 30m, đường kính thân cây 70 - 80cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5 cm…

Có thể thấy, nội dung trả lời của cơ quan này không đi vào trọng tâm câu hỏi. Những điều mà Sở XD trả lời chỉ cần dùng thao tác tìm kiếm trên công cụ Google là có thông tin chi tiết về cây Vàng tâm. Thay vì Sở XD trả lời cây Vàng tâm có phù hợp để thay thế cây bị chặt hạ hay không và tại sao lại được chọn để thay thế mà không phải là loại cây khác, thì Sở XD lại đi mô tả về đặc điểm và đặc tính loại cây này.

Ngoài ra, câu hỏi: Đơn vị cung ứng cây là đơn vị nào, có tin cậy không? Đây là dự án lớn đến nay dừng lại thì trách nhiệm của đơn vị đầu tư, cung ứng này như thế nào? Sở XD trả lời rằng, các đơn vị cung ứng cây là đơn vị có loài cây phù hợp với quy định của TP về chủng loại, chất lượng cây.

“Sở Xây dựng có trách nhiệm nghiệm thu đảm bảo theo đúng quy định. Việc cải tạo, thay thế cây không phải dự án, đây là việc làm thường xuyên, hàng năm theo kế hoạch nên việc thực hiện tới đây phải tuân thủ theo đúng quy định”, Sở này cho hay.

Tuy nhiên, nhìn vào nội dung văn bản nói trên có thể thấy, Sở XD không trả lời rõ là những đơn vị cụ thể nào đã cung ứng cây. Sở chỉ cho biết nghiệm thu theo đúng quy định nhưng không rõ quy định là như thế nào. Thêm nữa, Sở XD cho rằng, việc chặt hạ thay thế cây vừa qua “không phải là dự án” mà là “việc làm thường xuyên”. Đặc biệt, Sở này khẳng định, “việc thực hiện tới đây phải tuân thủ theo đúng quy định”.

Có thể nói, trong khi lãnh đạo TP đều cho biết việc cải tạo, thay thế cây xanh nói trên là “đề án” thì Sở XD lại coi đây là “việc làm thường xuyên”. Khi Sở tiến hành công việc “thường xuyên” này thì hình ảnh nhiều cây xanh “hoàn hảo” bị đốn hạ không thương xót đã được đông đảo người dân cùng phóng viên báo chí ghi lại. Nếu công việc “thường xuyên” này vẫn được tiến hành trong thời gian sắp tới thì quả là nguy hiểm.

Về việc dư luận cho rằng các DN đứng sau việc chặt cây, Sở XD khẳng định là không đúng, và số tiền lên đến hàng trăm tỷ sau khi bán gỗ là không có cơ sở. Toàn bộ số gỗ, củi thu được hiện tập kết tại kho của các đơn vị, hiện chưa bán, toàn bộ số tiền thu được sau khi đấu giá sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
Cũng theo Sở XD, số lượng gỗ, củi chặt hạ trong đợt cải tạo thay thế cây xanh vừa qua đã được kiểm đếm, xác định khối lượng và tập kết tại kho của các đơn vị. Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở XD tổ chức xác định giá. Các cây có giá trị sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định. Kinh phí đánh chuyển, chặt hạ cây được thực hiện theo đúng định mức, đơn giá và sẽ được quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Cũng cần phải nói thêm, hơn 21 câu hỏi của một số phóng viên, nhà báo đưa ra tại buổi họp báo do ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP chủ trì hôm 20/3 cũng là thắc mắc chung của đại diện hàng trăm cơ quan báo đài có mặt tại hội trường hôm đó. Thậm chí, đây cũng có thể coi là những câu hỏi mà các cơ quan chức năng của Hà Nội cần phải trả lời nhân dân cả nước.

Trước đó, khi chỉ đạo tạm dừng “Đề án cải tạo, thay thế cây xanh”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội từng phê bình các đơn vị liên quan là công tác tuyên truyền quá kém. Ông yêu cầu phải tiếng hành rà soát lại đề án, thông tin đầy đủ, công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong văn bản yêu cầu Sở Xây dựng trả lời báo chí, UBND TP Hà Nội nêu rõ: “Để giải đáp, làm rõ những vấn đề các cơ quan báo chí quan tâm, UBND TP giao Giám đốc Sở XD chỉ đạo tổng hợp, có văn bản trả lời công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 25/3/2015.”

Tuy nhiên, việc trả lời 21 câu hỏi mà các phóng viên đưa ra, được Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị chỉ đạo cần phải trả lời rõ, thì Sở XD lại trả lời theo kiểu “cho xong lần”, rất chung chung và chưa nhận rõ trách nhiệm cụ thể.

Trong một diễn biến liên quan, căn cứ vào câu trả lời trên, có thể thấy Sở XD Hà Nội nói rằng: Cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây Vàng tâm.

Tuy nhiên, hàng loạt các chuyên gia đã trực tiếp lấy mẫu cây này về kiểm tra. Qua đó khẳng định, cây trồng trên đường này hoàn toàn chỉ là cây mỡ thông thường.

Tại hội thảo “Từ đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội” chiều ngày 23/3, TS. Nguyễn Tiến Hiệp, Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam cho biết: “Chắc chắn đó là cây mỡ chứ không phải cây Vàng tâm.

Mà là cây mỡ bình thường, gỗ không tốt đâu, nó là nguyên liệu trồng để làm giấy ở vùng Tuyên Quang, Yên Bái, đường kính 20cm đã cưa rồi.

Bộ lá của nó thưa, nó không thể thích hợp ở đây được. Tôi dự đoán khả năng chết rất cao, bởi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp. Hà Nội có lúc nắng nóng tới 40-45 độ thì khả năng chết rất cao.”

Trả lời PV báo NNVN xung quanh việc Hà Nội thay thế cây trồng là Vàng tâm hay mỡ, GS Lê Đình Khả, chuyên gia hàng đầu về lâm nghiệp của Việt Nam, người đã trực tiếp khảo sát tại khu vực đường Nguyễn Chí Thanh, cũng khẳng định, loại cây được trồng trên con đường này không phải là cây Vàng tâm mà thực chất là cây mỡ. Loại cây này cùng họ thực vật với cây Vàng tâm nhưng khác chi.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dòng người nghìn nghịt dự lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh

Hà Tĩnh Hàng nghìn người dân đã đổ về biển Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên ngắm màn pháo hoa mãn nhãn, rực rỡ trong lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm