| Hotline: 0983.970.780

32 địa phương tham gia diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL

Thứ Năm 28/04/2022 , 17:46 (GMT+7)

Từ ngày 28/4 đến 3/5, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL: 'Liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022'.

Diễn đàn sản phẩm OCOP với quy mô cấp vùng, lần đầu tiên được tổ chức tại Đồng Tháp. Lễ khai mạc Diễn đàn diễn ra lúc 18 giờ ngày 28/4 tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Đồng Tháp.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết: Diễn đàn là chuỗi sự kiện nhằm tăng cường tính hợp tác và liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng BĐSCL với Bộ, ngành Trung ương và các địa phương khác trên cả nước. Từ đó làm cơ sở để đẩy mạnh và phát huy tiềm năng về sản phẩm OCOP trong vùng.

Đồng Tháp là nơi kết nối sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp là nơi kết nối sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Có 32 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia Diễn đàn, với trên 320 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các HTX, làng nghề, cơ sở sản xuất, các tổ chức xúc tiến thương mại trên cả nước, đặc biệt là các đơn vị, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP.

Điểm nổi bật tại Diễn đàn lần này chính là các không gian triển lãm sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Tháp, các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh phía Bắc. Không gian triển lãm sản phẩm dự thi và tôn vinh sản phẩm đoạt giải tại Hội thi “Sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL năm 2022”; khu vực ẩm thực; khu gian hàng thương mại; khu vực biểu diễn nghệ thuật… Trong khuôn khổ Diễn đàn còn có các hội thảo, hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Diễn đàn OCOP lần này thu hút 32 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia với trên 320 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các HTX, làng nghề… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Diễn đàn OCOP lần này thu hút 32 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia với trên 320 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các HTX, làng nghề… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, năm 2021, Bộ NN-PTNT đánh giá vùng ĐBSCL đứng thứ 3 cả nước về sản phẩm OCOP. Trong đó, Đồng Tháp và Sóc Trăng nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước. Nhiều chủ thể OCOP đã áp dụng hiệu quả các giải pháp chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh như: ứng dụng truy xuất nguồn gốc vào sản xuất nông nghiệp; các sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP Đồng Tháp có mặt rộng rãi trên các kênh thương mại điện tử. 

Riêng đối với tỉnh Đồng Tháp đã thành lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản Đồng Tháp tại TP. Hà Nội, Phú Quốc (Kiên Giang), hỗ trợ xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP ở các khu, điểm du lịch của tỉnh, chọn các sản phẩm OCOP làm quà tặng trong các dịp lễ, tết.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai đồng bộ, rộng khắp và có sự lan tỏa mạnh mẽ đến 63 tỉnh, thành. Đến nay, cả nước đã có hơn 7.400 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên của trên 4.000 chủ thể OCOP, trong đó HTX chiếm hơn 38%, doanh nghiệp gần 26%, cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh hơn 33%, còn lại là tổ hợp tác.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, vùng ĐBSCL đứng thứ 3 cả nước về sản phẩm OCOP với hơn 1.270 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, vùng ĐBSCL đứng thứ 3 cả nước về sản phẩm OCOP với hơn 1.270 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ NN-PTNT) cho biết, vùng ĐBSCL đứng thứ 3 cả nước về sản phẩm OCOP với hơn 1.270 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương. 

Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch các địa phương đã dựa trên lợi thế để phát triển dịch vụ du lịch gắn với sản phẩm OCOP, điển hình như các địa phương Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang.

Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn, từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, gắn với vai trò của các HTX, doanh nghiệp. Đồng thời, góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn.

"Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế ở khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập của người dân, góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn. Thúc đẩy kinh tế nông thôn bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững ở các địa phương” ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất