| Hotline: 0983.970.780

40.000 lao động tự do ảnh hưởng dịch Covid-19 đã nhận hỗ trợ

Thứ Bảy 10/07/2021 , 22:45 (GMT+7)

TP.HCM Từ ngày 6/7 đến nay, TP.HCM đã chi hỗ trợ cho 40.000 lao động tự do trên tổng số 230.000 lao động từ gói hỗ trợ Covid-19 thứ 2, với kinh phí 70 tỷ đồng.

Buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 10/7 tại Trung tâm báo chí TP.HCM. Ảnh: T.N.

Buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 10/7 tại Trung tâm báo chí TP.HCM. Ảnh: T.N.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 10/7, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, từ ngày 6/7 đến nay TP.HCM đã chi hỗ trợ Covid-19 thứ hai cho 40.000 lao động tự do trên tổng số 230.000 lao động từ gói hỗ trợ Covid-19 thứ 2, với tổng kinh phí 70 tỷ đồng.

Theo ông Lê Minh Tấn, với tiến độ hỗ trợ lao động tự do như hiện nay là đảm bảo, nhằm hỗ trợ người dân trang trải được cuộc sống trong những ngày khó khăn vì dịch bệnh Covid-19.

Địa phương có tiến độ chi trả gói hỗ trợ sớm nhất là quận 5. Đến nay, quận đã chi hỗ trợ cho gần 6.000 người trong tổng số 6.300 người lao động tự do trên địa bàn (95%), với số tiền gần 9 tỷ đồng. Ngoài mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người, quận 5 còn tặng thêm mỗi người 5 kg gạo. 

Trong khi đó, quận 12 là địa phương đạt 105% tỷ lệ giải quyết hỗ trợ. Thống kê ban đầu, quận 12 có gần 4.500 người lao động tự do, tuy nhiên, quận đã liên tục cập nhật bổ sung người lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn và đến nay đã hỗ trợ hơn 4.700 người với số tiền hơn 7 tỷ đồng.

Trong 5 huyện của TP.HCM, huyện Cần Giờ có tiến độ thực hiện gói hỗ trợ cao nhất (73%), đã hỗ trợ cho 4.160 người trong tổng số hơn 5.700 người lao động tự do. 

Theo thống kê, trong tổng số đối tượng lao động tự do được hưởng trợ cấp đợt này có khoảng 20.300 người đi bán vé số, trong đó có 8.000 người từ tỉnh vào TP.HCM tạm trú. Để người bán vé số được nhận hỗ trợ thì phải được công an xác nhận tạm trú từ trước chứ không phải đến lúc này họ mới đi đăng ký tạm trú là không ổn.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đề xuất bổ sung đối tượng xe ôm truyền thống (trừ xe ôm công nghệ), xe xích lô vào đối tượng hỗ trợ. Đến nay, đối tượng này tại TP.HCM có khoảng 34.000 người, là những đối tượng mất việc, người yếu thế, cần được hỗ trợ.

Người lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cần được hỗ trợ. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Người lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cần được hỗ trợ. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đây là nhóm lao động yếu thế, công việc và thu nhập bấp bênh, không ổn định. Họ không sử dụng công nghệ để tìm kiếm khách, mà chủ yếu hoạt động tại các địa điểm cố định như chợ, bến xe, các dịch vụ lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe, các địa điểm vui chơi, giải trí, các địa điểm du lịch, tham quan, sân khấu ca nhạc, sân khấu kịch, phố đi bộ, chợ đêm, công viên công cộng… Trong khi đó, những điểm này phải dừng hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Ông Lê Minh Tấn đề nghị các chủ doanh nghiệp cần tích cực lập danh sách người lao động bị ngừng việc, hoãn việc, người lao động không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp chuyển địa phương xem xét, xét duyệt hồ sơ và tiến hành chi trả hỗ trợ. 

Theo ông Lê Minh Tấn, TP.HCM đặt ra yêu cầu là trước ngày 15/7, phải hoàn tất việc hỗ trợ đối với 230.000 người lao động tự do trên toàn thành phố. Các đối tượng khác như lao động mất việc, ngừng việc dự kiến sẽ chi trả xong, trước ngày 15/8 sẽ chi trả xong gói hỗ trợ Covid-19 thứ hai với tổng số tiền là 886 tỷ đồng.

Vì vậy, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM yêu cầu Phòng LĐ-TB-XH thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện đẩy mạnh tiến độ triển khai gói hỗ trợ, việc hỗ trợ diễn ra liên tục các ngày, không nghỉ ngày cuối tuần.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.