| Hotline: 0983.970.780

5 bệnh nhân nhập viện vì nấm độc vẫn nguy kịch

Thứ Ba 11/03/2014 , 20:56 (GMT+7)

Bệnh nhân mặt tái mét, không thể nói chuyện bởi đã bị những cây nấm độc đã lấy hết sạch hơi sức.

Sáng 11/3, sức khỏe của 5 nạn nhân đang điều trị tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) vì bị ngộ độc nấm tán trắng vẫn trong tình trạng nguy kịch sau 2 ngày nhập viện.

Theo BS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng men gan của các bệnh nhân đang tiếp tục tăng cao vì nấm độc nhiễm vào cơ thể đã quá nhiều. Và nguy cơ bị suy gan, suy thận là rất gần nên khả năng sẽ phải lọc máu liên tục. Tuy nhiên, lọc máu sẽ vô cùng tốn kém, vì mỗi lần lọc máu hết 15 - 16 triệu đồng, chi phí cho cả đợt điều trị hết khoảng 300 - 400 triệu đồng/người.

Ngày 8/3, chị Lý Thị Thơm, con trai và cháu chị Thơm là Lý Minh Khôi, Lý Thị Thúy; bà Vũ Thị Hồi và chồng là ông Triệu Nho Phú (58 tuổi, cùng ở xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi ăn hết 1,5 kg nấm tán trắng hái trên rừng.

Bệnh nhân Vũ Thị Hồi (60 tuổi) đang phải thở bằng máy. BS Phạm Duệ cho hay, đây là bệnh nhân nhiễm độc do ăn phải nấm tán trắng nặng nhất trong số 5 bệnh nhân cùng nhập viện. Nguyên nhân cũng bởi tuổi cao nên sức khỏe bị ảnh hưởng, nhất là huyết áp giảm mạnh và có dấu hiệu trụy mạch.

Trong gian phòng rộng chừng 20 m2, bà Hồi mặt tái mét, nằm thiêm thiếp, thở nhẹ nhưng vẫn không thể nói chuyện bởi dường như những cây nấm độc đã lấy hết sạch hơi sức của bà.

Giường bên là bệnh nhân Lý Thị Thơm (35 tuổi), người đã biếu bà Hồi (hàng xóm, sống gần đó) ít nấm mà chị đã hái trên rừng trong sáng ngày 8/3. Bằng giọng yếu ớt, chị Thơm cho biết, đã nhiều lần (thậm chí thường xuyên) chị lên rừng hái nấm về ăn thay rau mà có sao đâu. Thậm chí cả nhà còn tấm tắc khen mỗi lần chị lấy được nấm ngon. Không ngờ lần này lại khác.

Nhìn những cây nấm to, mập, sáng trắng (gần giống nấm thường), chị Thơm tưởng sau những đợt mưa dầm dề, đất tốt, nấm lên nhanh nên cố gắng hái nhiều để cho gia đình và chia cả hàng xóm ăn. Thậm chí nấu lên, ăn còn có vị ngòn ngọt nên cả con trai, cháu trai cùng ăn rất nhiều.

Thế nhưng, 15 tiếng  sau khi ăn, cả 5 người bắt đầu có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Người thân đã đưa các nạn nhân đến BV huyện Võ Nhai. Sau khi tiến hành rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính và sơ cấp cứu ban đầu, BVĐK huyện Võ Nhai đã chuyển cả 5 nạn nhân lên các BVĐK Thái Nguyên để được điều trị tiếp.

Tuy nhiên, nhận thấy đây là các trường hợp bệnh nặng, ngay trong đêm 9/3, BVĐK Thái Nguyên đã chuyển nạn nhân đến Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Chống độc, đây là chùm ca bệnh ngộ độc nấm lớn nhất từ đầu năm 2014 mà Trung tâm tiếp nhận. Với mức độ nguy hiểm (có thể tử vong) nên tất cả bệnh nhân đang được áp dụng điều trị theo phác đồ đặc biệt của Bộ Y tế sau khi đã tiến hành các biện pháp sơ cấp cứu.

Việt Nam có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau, các loài nấm này được người dân vùng cao thường xuyên sử dụng. So với các loại ngộ độ khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao.

Từ năm 2003-2011, thống kê tại một số tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn thấy, đã xảy ra 142 vụ ngộ độc thực vật với 241 người mắc, trong đó có 66 người tử vong.

Riêng về ngộ độc do nấm độc, tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn đã xảy ra 90 vụ với 340 người mắc, trong đó có 55 người tử vong.

Nấm tán trắng là loại có độc tính cao, nếu không được điều trị nhanh, kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan, viêm thận cấp và làm suy đa phủ tạng. Nguyên nhân là do nhiều người dân không biết cách nhận biết các loại nấm độc mọc ở quanh vườn nhà, ở rừng nên hái về ăn dẫn đến tình trạng này.

Chiều 11/3, trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, Cục vừa có Công văn đề nghị các đơn vị phối hợp tuyên truyền về nấm bằng tiếng Dao, Thái, Mông trên sóng phát thanh tại địa phương nhằm phổ biến rộng rãi các thông tin phân biệt nấm độc tới người dân để bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc do nấm độc. Đồng thời đưa ra 5 khuyến cáo để người dân có thêm hiểu biết về nấm độc.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm