| Hotline: 0983.970.780

5 năm sau thảm hoạ Fukushima - Robot cũng 'chết'

Thứ Năm 17/03/2016 , 07:10 (GMT+7)

5 năm sau thảm hoạ động đất kèm theo những cơn sóng thần khủng khiếp càn quét qua Nhật Bản, đất nước mặt trời mọc vẫn đang phải giải quyết những hậu quả nặng nề của nó...

Vào hồi 14h46 ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ richter với tâm chấn cách thành phố Sendai ở bờ biển phía đông đảo lớn Nhật Bản xảy ra và kéo theo nó là những con sóng thần khủng khiếp cao tới 40m đã cướp đi sinh mạng của gần 12.900 người với hơn 2.500 người vẫn mất tích.

Đây là trận động đất mạnh nhất từng được ghi lại ở Nhật Bản và là trận động đất mạnh thứ tư thế giới từng được ghi lại từ năm 1900. Nó mạnh đến nỗi mà Honshu - đảo chính Nhật Bản - đã bị dịch chuyển khoảng 2,4m về hướng đông và trục trái đất bị lệch khoảng 10 - 25cm. Những dư chấn của nó thì vượt qua tầng bình lưu và được ghi nhận bởi những vệ tinh tầm thấp ở quỹ đạo. Tuy vậy, thảm hoạ lớn nhất vẫn chưa diễn ra.

Lò phản ứng hạt nhân Fukushima được xây dựng rất chắc chắn để đối phó với các trận động đất và dư chấn của nó nhưng lại có điểm yếu là chịu sóng thần kém. Các lò phản ứng 1,2,3 và 4 đã bị rò rỉ hạt nhân gây ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất kể từ vụ nổ Chernobyl năm 1986. Thảm hoạ hạt nhân ở Fukushima cũng là lần đầu tiên sau Chernobyl một thảm hoạ hạt nhân được định mức số 7, mức cao nhất theo chuẩn quốc tế.

5 năm sau thảm hoạ, công việc dọn dẹp khử hạt nhân quanh vùng chịu tác động ở Fukushima vẫn đang được tiếp diễn. Mức phóng xạ chết người - dù mặc bảo hộ - ở một số khu vực trong lò phản ứng có nghĩa là một số công việc dọn dẹp phải được thực hiện bởi robot nhưng xem ra thì "số phận" những con robot này cũng không khá là bao.

Toshiba và TEPCO đã thiết kế và sản xuất ra những mẫu robot được lập trình đặc biệt để có thể "tác nghiệp" dưới nước. Những con robot này sẽ lặn xuống những bể làm mát cũ của nhà máy để lấy những thanh phóng xạ còn mắc kẹt trong đó lại đem đi xử lí.

Khi 5 con robot được "cử" vào những bể làm mát này thì độ phóng xạ quá cao đã làm cho những bảng mạch của chúng bị hỏng và không thể tiếp tục điều khiển được. Tất cả 5 thành viên chưa ai quay lại cả.

Hiện nay mỗi ngày 300 tấn nước nhiễm phóng xạ từ Fukushima vẫn thoát ra biển và hậu quả của nó đến môi trường biển là không thể đo lường. Với việc cả robot cũng "nhiễm phóng xạ" thì xem ra công việc khử phóng xạ ở Fukushima vẫn là rất gian nan.

(Nguồn: Iflscience, Worldnuclear)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm