| Hotline: 0983.970.780

5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nông nghiệp, nông thôn

Thứ Sáu 18/10/2013 , 10:53 (GMT+7)

Chương trình do LienVietPostBank đề xướng và triển khai thông qua việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa 3 bên gồm: LienVietPostBank, PTI và Hội cựu chiến binh các tỉnh, thành ĐBSCL.

Sáng qua 17/10, tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), trong khuôn khổ hội thảo giải pháp cho vay nông nghiệp, nông thôn (NNNT) có bảo hiểm lãi suất tại ĐBSCL, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Tổng Cty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Hội cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang đã ký kết triển khai chương trình 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đã NNNT có bảo hiểm (BH) lãi suất.

Hội thảo do Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN), LienVietPostBank, Báo Nhân Dân phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện. Chương trình 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi NNNT có bảo hiểm lãi suất do LienVietPostBank đề xướng và triển khai thông qua việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa 3 bên gồm: LienVietPostBank, PTI và Hội cựu chiến binh các tỉnh, thành ĐBSCL.


Đại diện LienVietPostBank, PTI và Hội cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang ký kết triển khai chương trình 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đã NNNT có bảo hiểm lãi suất

Theo đó, 3 bên cam kết sẽ phát huy thế mạnh của mình, cùng nhau hỗ trợ để thúc đẩy việc thực hiện đề án, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vốn cho NNNT khu vực ĐBSCL. Chương trình hướng tới 3 mục tiêu chính là: góp phần tăng hiệu quả sử dụng diện tích đất nông nghiệp tại ĐBSCL, tăng dư nợ cho vay với nông dân và tăng số hộ được vay vốn.

Theo đề án triển khai, PTI sẽ đứng ra BH miễn phí toàn bộ lãi suất tiền vay cho các đối tượng thuộc chương trình. Cụ thể PTI sẽ hỗ trợ khách hàng vay vốn thông qua việc miễn phí dịch vụ tham gia BH lãi vay và chi trả phần BH trong trường hợp khách hàng là hộ nông dân gặp khó khăn khách quan như: thiên tai, chủ hộ nông dân bị tai nạn dẫn đến thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, mặc dù GDP ngành nông nghiệp (NN) chỉ chiếm khoảng 20% GDP của cả nước, nhưng lại là ngành quan trọng, có vai trò là bệ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chính nhờ sự phát triển ổn định của ngành NN, nhất là đối với những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh đã giúp cho nền kinh tế trụ vững trong bối cảnh khủng hoảng.

Mặc dù vậy, các chính sách cho NN, tín dụng cho NN thời gian qua lại chưa tương xứng với những gì mà NNNT đã đóng góp cho đất nước. Vì vậy, hội thảo đặt ra là phải có cơ chế tín dụng mới cho NN, sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trong đó, tập trung vào 3 vấn đề chiến lược là: Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi phục vụ phát triển SX; Đào tạo, nâng cao trình độ cho người nông dân, giúp họ nắm bắt được KHKT, nâng cao năng suất lao động; Tổ chức lại SX, theo hướng tập trung, SX hàng hóa lớn…

Thống đốc đề nghị: “Các ngân hàng thương mại cần đa dạng hóa sản phẩm phục vụ NNNT, liên kết với các đơn vị BH để triển khai các dịch vụ, ban đầu có thể là BH lãi suất, sau đó là BH cả gốc và lãi. Cách làm này vừa giúp nông dân an tâm SX vừa giúp ngân hàng được an toàn, vì không sợ mất vốn khi nông dân gặp rủi ro”.

TGĐ Cty CP BVTV An Giang Huỳnh Văn Thòn cho biết, nông dân ĐBSCL hiện nay đang gặp phải 4 khó khăn lớn trong SX, đó là: thiếu vốn, thiếu nơi cung ứng vật tư đầu vào tin cậy, thiếu KHCN và đầu ra bấp bênh. Chương trình CĐML mà Cty CP BVTV An Giang nỗ lực xây dựng mấy năm qua chính là giải quyết những khó khăn trên cho nông dân, giúp vốn (thông qua đầu tư) để nông dân có điều kiện SX.

Đưa cán bộ kỹ thuật về cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân, giúp họ có được quy trình SX an toàn, hiệu quả. Cuối cùng là giải quyết đầu ra cho nông dân, phân chia lại lợi nhuận một cách hợp lý. Với mô hình CĐML, DN chính là nơi hấp thụ vốn của ngân hàng, sau đó đầu tư cho nông dân.

Cũng tại hội nghị, nhiều đại biểu đã mổ xẻ những bất cập trong chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) hiện nay. PGS.TS Hạ Thị Thiều Dao (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) cho rằng, BHNN luôn tồn tại “tình thế tiến thoái lưỡng nan”, khi ít rủi ro thì nông dân không muốn tham gia BH nhưng khi rủi ro nhiều thì DN lại không dám nhận.

Thực tế điều tra tại những tỉnh thí điểm BHNN thời gian qua cho thấy, nhu cầu BHNN là rất lớn. Tuy nhiên, nông dân chưa mặn mà tham gia là do phải đóng phí cao và không tin tưởng khi gặp rủi ro sẽ được DN bồi thường.

Trong khi đó, DN BH cũng ngán ngại do lĩnh vực nông nghiệp rủi ro cao (thực tế BH tôm nuôi vừa qua DN bị lỗ, tiền bồi thường cao hơn rất nhiều so với phí thu được, trong đó có cả nghi vấn trục lợi BH). Yêu cầu BHNN là quy mô SX phải lớn, quy trình SX phải chuẩn nhưng thực tế nông dân chưa đáp ứng được. Đây chính là rào cản đối với thị trường BHNN ở Việt Nam hiện nay.

Một số đại biểu cho rằng, thay vì hỗ trợ các chương trình xã hội thì nên hỗ trợ nông dân tham gia BHNN sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Khi SX được bảo hiểm, ngân hàng sẽ mạnh dạn cho nông dân vay vốn, nguồn tín dụng đổ về nông thôn sẽ tăng lên.

TS Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank đã đề xuất 8 kiến nghị đột phá để nguồn tín dụng “chảy” vào nông thôn nhiều hơn. Trong đó có những kiến nghị được chú ý như: đẩy mạnh việc tích tụ đất đai; có chính sách cho thuê đất lâu hơn (100 năm thay cho 49 năm như hiện nay); thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực NNNT; ưu đãi thuế cho các DN đầu tư vào CĐML và nâng cao chuỗi giá trị; mở rộng mạng lưới ngân hàng phục vụ NNNT và có cơ chế khuyến khích BH và BH từ thiện cho vốn vay.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm