| Hotline: 0983.970.780

59% - 79% người trồng cao su ở Tây Nguyên bón phân Văn Điển

Thứ Hai 16/05/2022 , 15:45 (GMT+7)

Những điểm bà con nông dân Tây Nguyên cần lưu ý khi chọn lựa phân bón giúp cây cao su phát triển an toàn, cân đối, khỏe mạnh, năng suất cao và bền vững.

Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cho cây cao su. Video: VADFCO.

Cao su cần những dinh dưỡng gì?

Khu vực Tây Nguyên có trên 254.000ha cao su, diện tích lớn nhất là tỉnh Gia Lai trên 100.000ha. Cao su ưa trồng trên đất dỏ bazan hoặc đất xám có tầng canh tác dày hàng mét, tơi xốp, thoát nước.

Là loại cây lưu niên nên cao su cần độ phì nhiêu của đất cao như pH thích hợp từ 5,0 - 6,5 hàm lượng mùn > 2,5%; đầy đủ các loại chất dinh dưỡng đặc biệt là chất magie, lân, kali, đạm và các loại vi lượng điển hình là bo và kẽm.

Cây cao su thích hợp các tiểu vùng khí hậu nóng ẩm có 2 mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa) ở nước ta. Vùng đất khí hậu thích hợp nhất là Tây Nguyên, Đông Nam bộ và một phần Nam Trung bộ.

Cao su có hệ rễ phát triển hoàn chỉnh rễ cọc dài hàng mét cắm sâu vào đất giữ cho cây chống đổ ngã, hút nước dự trữ, hút một phân dinh dưỡng ở tầng sâu của đất, rễ bàng (rễ tơ) phát triển ngay tầng đất mặt lan rộng tầng canh tác lấy dinh dưỡng và hút nước, về mùa mưa hệ rễ tơ phát triển mạnh do độ ẩm không khí cao, thường xuyên có mưa, dinh dưỡng trong đất hòa tan cây hấp thụ dễ dàng.

Bằng những thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực địa các nhà khoa học đã thu được những kết quả đó là: Thời kỳ kiến thức cơ bản (5 năm đầu sau trồng) cây chủ yếu hấp thu đạm, lân cùng một số loại dinh dưỡng khác thiết yếu từ đất như magie (MgO), vôi (CaO), lưu huỳnh (S) hoặc qua bón phân.

Bước vào thời kỳ kinh doanh cây có mủ từ năm thứ 6 trở đi, ngoài nhiệm vụ sinh trưởng dinh dưỡng (phát triển chiều cao, tán, thân), cao su còn sinh trưởng sinh thực (sản xuất mủ), nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi: Tỷ lệ N-P-K thường là (2 – 1 – 2) kèm theo lượng magie (MgO); Canxi (CaO) cao đặc biệt các loại chất vi lượng như Bo (B); kẽm (Zn); mangan (Mn) và đồng (Cu).

Theo điều tra trên 1.000 nhà vườn trồng cao su ở Tây Nguyên thuộc các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Kon Tum cho thấy: 78% số nhà vườn ở Gia Lai sử dụng phân bón Văn Điển trên 15 năm, Đắk Lắk 66%, Lâm Đồng 59%, Đắk Nông 71% và Kon Tum 79%. Ảnh: NH.

Theo điều tra trên 1.000 nhà vườn trồng cao su ở Tây Nguyên thuộc các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Kon Tum cho thấy: 78% số nhà vườn ở Gia Lai sử dụng phân bón Văn Điển trên 15 năm, Đắk Lắk 66%, Lâm Đồng 59%, Đắk Nông 71% và Kon Tum 79%. Ảnh: NH.

Đất trồng cao su Tây Nguyên thiếu chất gì?

Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đất trồng cao su Tây Nguyên hầu hết là đất chua, pH < 4,5 chưa thích hợp cho cây, nghèo đến rất nghèo lân, kali, magie, vôi cùng các nguyên tố vi lượng.

Tuy nhiên, do hiểu biết của các nhà vườn còn hạn chế nên suốt thời gian dài bà con nông dân sử dụng phân đơn chủ yếu là đạm, SA, lân supe, có gốc chua để bón làm cho đất càng chua thêm, nhiều nơi đất bị thái hóa tầng mặt, bạc màu, giảm năng suất chất lượng mủ, tuổi thọ của cây thấp.

Sự khởi sắc của phân bón Văn Điển với cây cao su trên đất Tây Nguyên

Trước năm 2000, phân bón Văn Điển đã cho hiệu quả tuyệt vời trên đất Tây Nguyên do công trình nghiên cứu của Viện Nông hóa thổ nhưỡng và Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

Phân lân nung chảy Văn Điển, một nguồn phân quý có tỷ lệ lân dễ tiêu trên 16% (P2O5); 30% vôi (CaO); 15% magie (MgO); 24% silic (SiO2) và 6 loại chất lượng Bo (B) = 0,4%; Kẽm (Zn) 0,2%; Mangan (Mn) 0,02%; Đồng (Cu) 0,01%; Sắt (Fe) 0,01%; Co ban (Co) 0,02%.

Được bà con trồng cao su Tây Nguyên đón nhận sử dụng rộng rãi mang lại hiệu quả kinh tế cao, sau 2010 cùng với phân lân nung chảy, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cũng được nghiện trên cây cao su ở nhiều tỉnh như Đắk Lắk; Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai mang lại hiệu quả cao, bón phân khép kín phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển cùng một đợt bón đã cung cấp cho cây đầy đủ nhất. Cân đối nhất các loại dinh dưỡng từ lân (P2O5); Kali (K2O); Đạm (N); Vôi (CaO); Magie (MgO); Silic (SiO2); Lưu huỳnh (S) và vi lượng; Bo, Kẽm, mangan, đồng, sắt, coban…

Nông dân Tây Nguyên sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cao su

Theo điều tra trên 1.000 nhà vườn trồng cao su ở Tây Nguyên thuộc các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Kon Tum cho thấy: 78% số nhà vườn ở Gia Lai, sử dụng phân bón Văn Điển trên 15 năm, Đắk Lắk 66%, Lâm Đồng 59%, Đắk Nông 71% và Kon Tum 79%, đặc biệt các vườn cây cao su đang thời kỳ kinh doanh, sử dụng nhiều loại phân đa yếu tố NPK 12.8.12; NPK 12.12.17 và NPK 12.5.10…

Bà con nông dân Tây Nguyên đã quen dùng phân bón Văn Điển chuyên dùng cho cao su từ hàng chục năm qua. Ảnh: TL.

Bà con nông dân Tây Nguyên đã quen dùng phân bón Văn Điển chuyên dùng cho cao su từ hàng chục năm qua. Ảnh: TL.

Hướng dẫn chăm bón thúc cho cây cao su bằng phân bón Văn Điển đầu mùa mưa

Mùa mưa ở các tỉnh Tây Nguyên thường bắt đầu từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông mùa mưa đến sớm hơn từ 10 - 15 ngày. Còn các tỉnh Kon Tum đến muộn hơn 20 ngày.

Từ mùa khô hanh, độ ẩm chỉ 35 - 45%, chuyển sang mùa mưa độ ẩm đạt > 80%, mưa xuất hiện tiết trời mát mẻ, mưa Tây Nguyên thường xuất hiện vào buổi chiều và tối, độ ẩm đất tăng lên trên 80%, các điều kiện đó kích thích bộ rễ tơ của cây cao su phát triển mạnh, các đầu mút phình to hấp thụ nước và dinh dưỡng, đây cũng là thời điểm bón phân cho cây tốt nhất.

Thực tiễn mấy chục năm qua bà con nông dân Tây Nguyên quen dùng phân bón Văn Điển gồm lân nung chảy và đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cao su. Tính khác biệt vượt trội của phân lân nung chảy và NPK đa yếu tố là có đầy đủ 13 - 16 yếu tố dinh dưỡng cân đối tỷ lệ các chất thỏa mãn dinh dưỡng cho cao su đồng thời cải tạo bồi dưỡng đất mà tất cả các loại phân khác không thể có được. Ngoài ra phân bón Văn Điển sau khi bón vào đất tan từ từ cung cấp bền vững dinh dưỡng suốt chu kỳ niêm vụ cho cây hạn chế rửa trôi bay hơi.

Phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển đều đang được bà con nông dân Tây Nguyên sử dụng hiệu quả trên cây cao su và các loại cây công nghiệp khác. Ảnh: Vandienfmp.vn.

Phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển đều đang được bà con nông dân Tây Nguyên sử dụng hiệu quả trên cây cao su và các loại cây công nghiệp khác. Ảnh: Vandienfmp.vn.

Bón lân Văn Điển và đa yếu tố NPK Văn Điển đầu mùa mưa cho cao su

Cao su trồng mới: Nên sử dụng phân đa yếu tố NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng: 12%N; 5% P2O5; 10% K2O; 5% CaO; 2% MgO; 11%S; 4% SiO­2 và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co… Cách bón: Năm thứ nhất bón 200 - 250g/gốc, năm thứ hai bón 250-500g/gốc, năm thứ ba bón 500-1000g/góc.

Từ năm thứ 4 đến năm thứ 6 bón tăng dần từ 1kg - 2kg/gốc. Chia bón 3 - 4 đợt, riêng đợt đầu mùa mưa bón 50% lượng phân cả năm. Đào rãnh hình vành khăn theo hình chiếu tán lá, rộng 20cm, sâu 10 - 15cm, rải đều phân lấp đất, năm đầu bón cách gốc 30 - 40cm, các năm sau nới rộng vùng bón phân xa gốc, khi cây giao tán bón theo băng rộng 1m, giữa 2 hàng cao su.

*Cao su kinh doanh: Từ năm thứ 7 trở đi bước vào khai thác mủ chuyển sang dùng khép kín bón cả lân Văn Điển và đa yếu tố NPK Văn Điển nhằm nâng cao năng suất chất lượng mủ.

Đa yếu tố NPK được khuyến cáo gồm: NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: 12% N; 8% P2O5; 12% K2O; 8% CaO; 6% MgO; 6%S, 9% SiO2 và 6 vi lượng xác định B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co hoặc dùng đa yếu tố loại NPK 12.12.17 có thành phần dinh dưỡng: 12%N; 12% P2O5; 17% K2O; 8% CaO; 6% MgO; 4%S, 4% SiO2 và 6 vi lượng xác định B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

*Cách bón: Đất hạng I và II bón 400 - 500kg lân Văn Điển + 400 - 600kg/ha NPK 12.8.12 hoặc dùng NPK 12.12.17. Đất hạng III bón 600 - 800kg lân Văn Điển + 500 - 600kg/ha. NPK 12.8.12 hoặc NPK 12.12.17.

Các vườn cao su có độ dốc cao có thể điều chiết tăng lượng bón 10%. Cao su từ năm cạo mủ thứ 11 trở đi thì bón 800 - 1000kg lân + 800 - 1000kg/ha NPK 12.8.12 hoặc NPK 12.12.17 chung cho các hạng đất.

Chia lượng phân trên để bón 2 đợt trong năm, đợt bón đầu mùa mưa bón 2/3 tổng lượng phân cả năm. Khi bón rải đều lân và NPK theo băng rộng từ 1m - 1,5m giữa 2 hàng cây, đất bằng xới nhẹ lấp đất kín phân, đất dốc bón vào bồn giữ màu sau đó dùng lá khô, cỏ phủ kín phân, đất quá nghèo mùn, bạc màu thì bón kết hợp phân hữu cơ vào đầu mùa mưa tăng độ xốp cho đất.

Khác biệt nhất của phân bón Văn Điển mà các loại phân thông thường không có được là: Cân đối các chất đa lượng N - P - K , cân đối lượng vôi (CaO) khử chua đất cung cấp vôi cho cây tạo độ nhớt tốt cho mủ, cân đối magie (MgO) cho bộ lá quang hợp mạnh, bộ lá xanh dày sáng, bóng, thân vỏ nhẵn không "mắt cua", tạo mủ tốt năng suất cao, các loại vi lượng đặc biệt Bo và kẽm giúp cho cây nâng cao chất lượng mủ, kéo dài tuổi thọ khai thác mủ đồng thời còn bổ sung tạo sự cân bằng dinh dưỡng bền vững trong đất trồng cao su ở Tây Nguyên.

Xem thêm
Lộc Trời ra mắt 2 sản phẩm sinh học mới

CẦN THƠ Ngành Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời đã chính thức công bố, ra mắt hai bộ giải pháp canh tác sinh học với các sản phẩm dành riêng cho cây lúa NEMACES và ANMITE 40SC.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.