| Hotline: 0983.970.780

6 tháng đầu năm, kinh tế Lạng Sơn tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ

Thứ Bảy 02/07/2022 , 16:50 (GMT+7)

6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Lạng Sơn tăng 6,51% so với cùng kỳ, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 6,51% so với cùng kỳ. Ảnh: Tùng Đinh.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 6,51% so với cùng kỳ. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo báo của UBND tỉnh Lạng Sơn, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 6,51% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 11,31%, dịch vụ tăng 6,06%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,18%.

Nông nghiệp ổn định

Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, vụ đông xuân 2021 - 2022 mặc dù gặp nhiều khó khăn do đầu vụ thời tiết mưa ít, giữa tháng 5 có mưa lớn gây ra lũ quét, ngập úng ở nhiều nơi nhưng sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn giữ được ổn định.

Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế; tổng diện tích gieo trồng ước thực hiện 48.427,8 ha, đạt 98,5% kế hoạch, bằng 99% cùng kỳ.

Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được quan tâm, kiểm soát chặt chẽ; nguồn giống, vật tư cơ bản đảm bảo phục vụ sản xuất, tuy nhiên giá cả vật tư nông nghiệp tăng so với cùng kỳ. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, trong đó đàn lợn tăng cao so với cùng kỳ do người chăn nuôi tiếp tục đẩy mạnh tái đàn; bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra nhỏ lẻ, đã thực hiện các biện pháp khống chế, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.

Bên cạnh đó, đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đạt kết quả khá: tổng diện tích trồng rừng tập trung ước thực hiện 6.000 ha, đạt 66,7% kế hoạch; trồng cây phân tán 2 triệu cây, đạt 90% kế hoạch; trồng cây ăn quả 650 ha, đạt 130% kế hoạch, tăng 20,9% so với cùng kỳ; trồng cây dược liệu dưới tán rừng 36,7 ha; tiếp tục theo dõi, hỗ trợ chăm sóc mô hình trồng rừng gỗ lớn tại Tràng Định và Lộc Bình. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 96,5%.

Ngoài ra, Lạng Sơn cũng tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phân hạng, quyết định công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2022 đợt 1 đối với 26 sản phẩm, nâng tổng số sản phẩm được chứng nhận lên 87 sản phẩm, các sản phẩm tham gia chương trình không ngừng được hoàn thiện và có nhiều chuyển biến tích cực về quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, truy xuất nguồn gốc.

Tỉnh đã khảo sát, lựa chọn 5 chuỗi sản xuất liên kết, tiêu thụ sản phẩm; tập trung hỗ trợ bao bì, nhãn mác, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, hỗ trợ trang thiết bị sản xuất, bảo quản, chế biến. Tuyên truyền, khảo sát vùng trồng, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp 36 mã số vùng trồng ớt (217,9 ha) và 1 mã số vùng trồng bưởi (15,87 ha) phục vụ xuất khẩu.

Kinh tế cửa khẩu của Lạng Sơn 6 tháng đầu năm có tổng kim ngạch XNK qua địa bàn ước đạt 1,2 tỷ USD. Ảnh: Tùng Đinh.

Kinh tế cửa khẩu của Lạng Sơn 6 tháng đầu năm có tổng kim ngạch XNK qua địa bàn ước đạt 1,2 tỷ USD. Ảnh: Tùng Đinh.

Khắc phục khó khăn trong kinh tế cửa khẩu

Thời gian qua, Lạng Sơn tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công; đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu chức năng (Khu trung chuyển hàng hóa, Khu chế xuất 1, Khu phi thuế quan và một số dự án khác).

Tỉnh cũng tổ chức triển khai lập các quy hoạch điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỷ lệ 1/500; Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, tỷ lệ 1/500.

Hoạt động xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, giảm mạnh so với cùng kỳ, do phía Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách "Zero COVID", liên tục thắt chặt các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là khu vực biên giới và các cửa khẩu; các hoạt động chủ yếu tập trung tại cửa khẩu Hữu Nghị, Ga đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu Tân Thanh (cửa khẩu Chi Ma hoạt động trở lại từ ngày 20/4/2022).

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức hội đàm, trao đổi với phía Trung Quốc để phối hợp giải quyết, vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; đã ban hành Phương án về thiết lập "vùng xanh" đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực các cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma; ban hành Nội quy cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Nội quy cửa khẩu chính Chi Ma.

Từ tháng 5/2022, năng lực thông quan tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao so với thời gian trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước thực hiện 1,2 tỷ USD, đạt 21,8% kế hoạch, giảm 38,8% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu 425 triệu USD, đạt 19,9% kế hoạch, giảm 38,4%, nhập khẩu 775 triệu USD, đạt 23,1% kế hoạch, giảm 39%. Hàng địa phương xuất khẩu ước 58 triệu USD, đạt 40,8% kế hoạch, giảm 4,9% so với cùng kỳ.

Chuyển đổi số nông nghiệp

Công tác chuyển đổi số được triển khai toàn diện và đạt nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực.

Kinh tế số nông nghiệp nông thôn tiếp tục duy trì và phát triển nhanh trên sàn thương mại điện tử. Đến 30/6/2022 có trên 19.000 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, tăng 60% so với 31/12/2021, đứng thứ 2 toàn quốc; có trên 20.000 giao dịch thành công, tăng 120%, đứng thứ 6 toàn quốc.

Tỉnh Lạng Sơn cũng tổ chức hội nghị tập huấn các kiến thức căn bản và chuyển đổi số dành cho quản lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội là điểm tựa vững chắc của nhân dân

Tổng Bí thư nhấn mạnh cần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Những loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ 1/2025

Bộ NN-PTNN vừa ban hành Thông tư về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam từ tháng 1/2025. Sẽ có những loại thuốc nào bị cấm?

Nguyên nhân vụ cháy nhà trọ làm 2 người chết

TP.HCM Ngôi nhà 4 tầng, rộng khoảng 60m2, được ngăn thành hơn chục phòng nhỏ cho thuê, tầng trệt để xe máy, thời điểm xảy ra cháy, khu trọ đang có 23 người ở các phòng.