| Hotline: 0983.970.780

Đánh giá khả năng phát triển cây mắc ca ở Lạng Sơn

Thứ Sáu 29/04/2022 , 08:25 (GMT+7)

Lạng Sơn chủ trương phát triển cây mắc ca một cách bền vững, tránh phát triển ồ ạt ở những địa bàn chưa có kết quả khảo nghiệm, có thể dẫn đến rủi ro.

Tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức hội thảo đánh giá khoa học đối với cây mắc ca dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Dương Xuân Huyên cùng các chuyên gia đến từ Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cùng nhiều đơn vị, doanh nghiệp và người trồng mắc ca.

Phù hợp với Lạng Sơn

Tại hội thảo, ông Lý Việt Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn đã trình bày về thực trạng và tiềm năng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh. Hội thảo cũng đã có 10 bài tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, tổ chức, cá nhân liên quan đến cây mắc ca.

Hiện nay, cây mắc ca đã được trồng thử nghiệm, cho quả khá sai tại một số nơi ở Lạng Sơn. Ảnh: ĐT.

Hiện nay, cây mắc ca đã được trồng thử nghiệm, cho quả khá sai tại một số nơi ở Lạng Sơn. Ảnh: ĐT.

Ông Quách Đại Ninh, Phó vụ trưởng Vụ Phát triển rừng (Tổng cục Lâm nghiệp) đã trình bày tham luận về các chủ trương, chính sách, định hướng quy hoạch phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Ông Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tham luận về đánh giá thực trạng, tiềm năng, cơ hội và thách thức phát triển mắc ca tại Việt Nam.

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp có 2 tham luận: "Điều kiện gây trồng và phát triển cây mắc ca" và "Các dòng mắc ca được công nhận có năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam và đề xuất các dòng tiềm năng phù hợp với địa bàn tỉnh Lạng Sơn".

Các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận, trực tiếp tham gia trao đổi, chia sẻ và đóng góp ý kiến về các đánh giá khoa học, thực trạng và tiềm năng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Qua tham luận, thảo luận, nhiều ý kiến đánh giá tỉnh Lạng Sơn có lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển cây mắc ca, có thể đưa cây mắc ca thành cây trồng có tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và doanh nghiệp.

Thận trọng, nghiên cứu triển khai từng bước

Tiếp thu các ý kiến tại hội thảo, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đánh giá cao sự quan tâm, tích cực tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học.

"Để phát triển vùng trồng mắc ca, cần được nghiên cứu triển khai từng bước, thận trọng, trên cơ sở khoa học, thực tiễn bền vững và yêu cầu của thị trường.

Lạng Sơn đang khảo nghiệm, đánh giá một số giống mắc ca để đưa vào sản xuất. Ảnh: ĐT.

Lạng Sơn đang khảo nghiệm, đánh giá một số giống mắc ca để đưa vào sản xuất. Ảnh: ĐT.

Bên cạnh đó, sẽ phải gắn việc phát triển cây mắc ca với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, góp phần ổn định và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội", ông Dương Xuân Huyên nhấn mạnh.

Ông Huyên đề nghị Sở NN-PTNT đề xuất tích hợp phát triển cây mắc ca vào quy hoạch tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng đề án phát triển bền vững cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2030, phối hợp quảng bá và nâng cao chất lượng sản phẩm mắc ca đã được công nhận.

Sau khi Đề án phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh được ban hành, ông Dương Xuân Huyên yêu cầu Sở KH-ĐT tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh thu hút các nguồn lực của xã hội, các dự án đầu tư để phát triển cây mắc ca theo chuỗi giá trị.

Về truyền thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Thông tin - Truyền thông tiếp tục định hướng đối với các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng cho nhân dân phát triển cây mắc ca một cách bền vững, tránh phát triển ồ ạt ở những địa bàn chưa có kết quả khảo nghiệm dẫn đến rủi ro.

Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn thăm, kiểm tra vườn trồng mắc ca tại xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng. Ảnh: ĐT.

Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn thăm, kiểm tra vườn trồng mắc ca tại xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng. Ảnh: ĐT.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây mắc ca trên địa bàn; tuyên truyền, khuyến cáo người dân và các doanh nghiệp lựa chọn vùng trồng phù hợp, tránh trồng tự phát, sử dụng giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Liên quan đến khoa học, công nghệ, lãnh đạo UBND tỉnh đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam quan tâm, tiếp tục hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn phát triển cây mắc ca. Lạng Sơn cũng kiến nghị với Bộ NN-PTNT đưa Lạng Sơn vào vùng quy hoạch phát triển cây mắc ca; hỗ trợ nghiên cứu, đánh giá chất lượng giống cây mắc ca hiện có tại Lạng Sơn, lựa chọn các giống phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh, đảm bảo phát triển cây mắc ca bền vững.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm