| Hotline: 0983.970.780

6 yếu tố khiến thị trường lan đột biến trở nên đặc biệt

Thứ Hai 31/08/2020 , 10:13 (GMT+7)

Anh Trương Quốc Chính, người trồng lan và chơi lan nổi tiếng ở Phú Thọ chia sẻ những góc nhìn về thị trường lan đột biến ở Việt Nam và những yếu tố liên quan.

Vườn ươm hoa lan Chính Trương. Ảnh: Dũng Đoàn.

Vườn ươm hoa lan Chính Trương. Ảnh: Dũng Đoàn.

Tôi đã đọc rất kỹ những bài phân tích về hoa lan đột biến trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Cá nhân tôi tâm đắc với câu nói của Tiến sỹ Lê Đức Thảo: "Một số loại hoa cây cảnh có số lượng rất ít, bán với giá rất cao, thậm chí cả tỉ đồng, đó là một phần của thị trường, người ta thích thì mua thôi. Tuy nhiên những loại đó không phải là nền tảng, căn cơ của nền sản xuất hoa. Nó có thể mang lại thu nhập lớn cho một số người nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, xong là thôi, chỉ có cơ hội đó thôi". 

Ở góc độ là người chơi lan, trồng lan quy mô lớn tại Phú Thọ trong nhiều năm, tôi xin có một số ý kiến thêm rằng thị trường lan đột biến có thể không tương đương về quy mô, không tầm cỡ về quy hoạch, không rung chiêng gõ trống khi cắt băng khánh thành như một số ngành khác, nhưng lại đang thu hút không ít người tò mò tìm hiểu, đầu tư, giao dịch. 

Sự đặc biệt đến kỳ lạ của thị trường này, theo tôi, là bởi 6 yếu tố then chốt. 

Trước hết nói về đặc tính kỳ lạ của hàng hóa. Hầu hết các loại hàng hóa bình thường đều có sự hao mòn vật chất theo thời gian. Sự hao mòn này dẫn đến sự đi xuống của giá trị quy đổi và giá trị sử dụng.

Hoa lan đột biến thì ngược lại. Nếu như Covid-19 có thể đánh sập hàng nghìn loại hình kinh tế bởi sự giãn cách xã hội thì lan đột biến gần như không ảnh hưởng nhiều, có chăng chỉ làm giảm số lượng giao dịch mang tính nhất thời.

Các nhà đầu tư lớn không những không bán tháo mà đang tiếp tục đầu tư cây cho mùa hoa sang năm. Hiện tại có thể thấy, sau những thăng trầm do hệ lụy từ phía các tội phạm lừa đảo mua bán lan thời gian qua thì đến nay lan đột biến đã trở lại sự cân bằng vốn có. Từ sự cân bằng này thị trường lan đột biến sẽ đi vào ổn định hơn.

Ông Trương Quốc Chính, chủ vườn lan Chính Trương ở Phú Thọ. Ảnh: Dũng Đoàn.

Ông Trương Quốc Chính, chủ vườn lan Chính Trương ở Phú Thọ. Ảnh: Dũng Đoàn.

Tiếp đến đặc tính đặc biệt của giao dịch ở thị trường này. Đó là lấy niềm tin làm thước đo hiệu quả của giao dịch. 

Những nhà đầu tư sành sỏi khi bị thiệt hại thường sẽ chọn cách “cho đi và quên đi” thay vì đưa nhau ra pháp lý để phân xử. Và sẽ chẳng có pháp lý hiện hành nào đủ đảm bảo về quyền lợi cho họ ngoài trình độ kinh nghiệm bản thân và phẩm chất đạo đức của khách hàng.

Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư, cần những công trình khoa học về việc giải mã và công bố GEN của các loài hoa lan đột biến. Đây chính là một trong những cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn đồng thời giảm thiểu tối đa các rủi ro sai cây do tội phạm lừa đảo.

Các nhà đầu tư cũng cần xác định phương châm lấy sự bền vững của thị trường làm nguyên tắc. Nhà đầu tư cần xác định “chơi chậm và chơi chắc” thay vì đánh đổi, chộp giật hay bất chấp đạo đức vì lợi nhuận. Người đầu tư không được phép đánh đồng thị trường lan đột biến với hình thức kinh doanh đa cấp trá hình. 

Thứ ba là đặc tính đặc biệt của người sản xuất, người tiêu dùng và mối quan hệ. Trong thị trường lan đột biến Việt Nam các khái niệm cơ bản về thị trường đang có sự giao thoa kỳ lạ. Ở đây họ không thể phân biệt được ranh giới rõ ràng giữa người sản xuất với người tiêu dùng.

Trong từng khoảnh khắc, từng thời điểm, vị trí của hai khái niệm này có thể thay đổi và hoán vị liên tục. Người sản xuất vừa đồng thời là người tiêu dùng hoặc ngược lại. Có chăng chỉ phân biệt bởi quy mô lớn nhỏ và mối quan hệ giữa người sản xuất với tiêu dùng không còn là buôn bán nữa mà là họ đang “dạo chơi trong thị trường”. 

Thứ tư, chu kỳ hình SIN của giá cả thị trường dao động đều với biên độ thời gian một năm tròn: Các thị trường từ hiện đại đến truyền thống luôn có sự biến đổi rất thất thường với những chu kỳ kéo dài hàng thập kỷ. Người đầu tư thường phải chờ đợi nhiều năm liền để đón chờ một làn sóng mới, đôi khi đó chỉ là những cơn sóng giả tạo đầy cạm bẫy.

Lan đột biến lại khác một trời một vực. Giá lan đột biến chỉ chững lại vào những dịp thời tiết lạnh cây chậm lớn rồi lại tăng nhanh vào mùa xuân, hạ theo chu kỳ sinh học.

Thứ năm giá trị nhân văn đặc biệt của thị trường. Khó có thị trường nào khiến nhà đầu tư lại toàn tâm toàn ý và nỗ lực đến phi thường như thị trường lan đột biến Việt Nam. Tất cả người chơi hầu như luôn hăng say, hào hứng đến bất tận.

Nếu như trong thị trường các sản phẩm phải đuổi theo thị hiếu khách hàng, thì ở thị trường lan đột biến, những người chơi đang "bắt" người tiêu dùng phải đuổi theo họ. 

Thứ sáu đặc tính kỳ lạ của nguồn gốc. Khởi thủy của thị trường lan đột biến không xuất phát từ lợi ích kinh tế như quy luật thông thường. Thị trường này xuất phát duy nhất từ sự đam mê thuần khiết. Lợi ích vật chất có chăng chỉ là một phần thưởng tương xứng cho nỗ lực họ đã bỏ ra mà thôi. Ở thị trường đặc biệt này, người có tâm nhất mới là người thành công bền vững nhất. Mọi toan tính lọc lừa cuối cùng đều phải trả giá bằng danh dự, bằng uy tín của cả đời người.

Có thể nói lan đột biến Việt Nam không còn là một hàng hóa đơn thuần, đây là một hàng hóa vô cùng đặc biệt, một thị trường đặc biệt. 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm