| Hotline: 0983.970.780

Chuyện cấp 'giấy khai sinh' cho lan đột biến

Thứ Năm 13/08/2020 , 10:42 (GMT+7)

TS Lê Đức Thảo - Phó Viện trưởng Viện Di truyền, nguyên là Trưởng Bộ môn Đột biến và Ưu thế lai, trao đổi cùng Báo NNVN về chủ đề đang xôn xao dư luận.

TS Lê Đức Thảo - Viện Phó Viện Di truyền Nông nghiệp. Ảnh: Dương Đình Tường.

TS Lê Đức Thảo - Viện Phó Viện Di truyền Nông nghiệp. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chuyện “đánh quả”

Nghị định 52 của Chính Phủ năm 2018 có nói sinh vật cảnh là 1 trong 7 hoạt động ngành nghề để phát triển kinh tế nông thôn vậy làm sao để phát triển ngành đó nói chung và hoa nói riêng?

Nền tảng chính của ngành hoa, ở bất cứ nước nào cũng vậy phải là hoa cắt như hồng, cúc, lay ơn, đồng tiền… với diện tích chiếm tỷ lệ lớn, liên quan đến đời sống của nhiều hộ nông dân. Cây hoa hiện nay có giá trị kinh tế rất cao so với cây lương thực cũng như nhiều cây trồng khác. Tuy nhiên nó lại yêu cầu khắt khe về chất lượng nên công nghệ trồng, sơ chế, bảo quản, đóng gói, vận chuyển bao giờ cũng phải đi trước một bước. Ngành hoa đối với thế giới là một công nghiệp.

Rồi đến hoa chậu, chiếm khoảng 20 - 30%. Trước đây, ở nước ta, nói đến hoa chủ yếu là hoa cắt, sau đó gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa, hoa chậu, hoa trang trí mới phát triển. Còn những loại hoa truyền thống như địa lan, phong lan bản địa, chiếm quy mô nhỏ, do các nghệ nhân trồng, loại đó trong cơ cấu chúng tôi chưa nghiên cứu sâu. Tổng diện tích hoa của Việt Nam theo ước đoán khoảng hơn 10.000ha.

Ông từng có nói đến yếu tố “đánh quả” trong việc chơi các “kỳ hoa dị thảo”, vậy cụ thể nó ra sao?

Theo tôi một số loại hoa cây cảnh có số lượng rất ít, bán với giá rất cao, thậm chí cả tỉ đồng, đó là quy luật của thị trường, người ta thích thì mua thôi. Tuy nhiên những loại đó không phải là nền tảng, căn cơ của nền sản xuất hoa. Nó có thể mang lại thu nhập lớn cho một số người nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, xong là thôi, chỉ có cơ hội đó thôi.

Kiểm tra sự hoạt động của một con robot trong phòng thí nghiệm của Viện Di truyền Nông nghiệp. Ảnh: Dương Đình Tường.

Kiểm tra sự hoạt động của một con robot trong phòng thí nghiệm của Viện Di truyền Nông nghiệp. Ảnh: Dương Đình Tường.

Hiện nay có rất nhiều hội chơi lan, cây cảnh, tôi hoàn toàn tôn trọng đời sống văn hóa của họ. Ở đây, tôi muốn nói đến một số người có thể thấy giá bán cao, mặc dù mình không thạo, thiếu kiến thức về nó nhưng lại bỏ số tiền lớn, không phải vì yêu thích và để chơi, mà mục đích đơn thuần nghĩ là kinh doanh, “đánh quả” thì phải hết sức thận trọng.

Vừa rồi, tôi có cảm giác nhiều người phán xét lan đột biến bằng con mắt của mình thay cho con mắt của người chơi. Thế nên họ mới bảo nó cũng chỉ như… rau muống, hoa ngắm trong vài tuần là tàn lại chẳng có dược tính gì như nhân sâm hay ăn vào có thể trường sinh bất lão, làm sao có chuyện tiền tỉ?

Ở góc độ cá nhân, tôi nghĩ thú chơi lan đột biến hoàn toàn bình thường, cũng giống như anh em mình, thích đôi giày này, cái áo này thì mua thôi. Hoa là dạng sản phẩm đặc biệt, ai có điều kiện, yêu thích thì mua cũng là dễ hiểu, là bình thường. Thế nhưng nếu nó trở thành trào lưu của xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế, an sinh thì ở góc độ có trách nhiệm như cơ quan quản lý, báo chí cần phải tìm hiểu, định hướng, cảnh báo cho tốt hơn.

Một vườn lan toàn loại được giới thiệu là hàng đột biến. Ảnh: Dương Đình Tường.

Một vườn lan toàn loại được giới thiệu là hàng đột biến. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bây giờ theo quan sát của ông thì thị trường lan đột biến đã thành trào lưu bất thường như vậy chưa?

Thực ra nó đã nổi lên một thời gian rồi nhưng gần đây có nhiều báo đăng, có mấy chiều hướng, thứ nhất ủng hộ nhiệt tình, nêu gương nhiều người giàu lên từ lan, thứ hai cảnh báo là ảo. Ở góc độ khoa học, tôi chỉ đặt ra vấn đề tại sao lại gọi những loại đó là đột biến? Bởi nếu thế phải xác định chúng đột biến từ cái gì?

Trong chọn tạo giống phải luôn hỏi giống gốc là gì. Rồi muốn xác định nó là đột biến từ giống gốc đó thì phải đem so sánh đặc điểm hình thái giữa 2 giống mới thấy nó giống và khác đặc điểm nào. Thường đột biến trong chọn tạo giống, khi tạo ra được giống mới, nó chỉ cải tiến một vài tính trạng so với giống gốc chứ không thể khác nhiều.

Một số người nghĩ đơn giản, những thứ khác thường thì gọi là đột biến, hoặc nghĩ rằng có thể đột biến tạo ra giống mới khác hoàn toàn so với giống gốc, theo tôi là chưa hoàn toàn chính xác.

Đột biến là một phần của thế giới sinh vật. Tiến hóa có hai quá trình chính, thứ nhất là đột biến, thứ hai là lai tạo. Đột biến vẫn thường xảy ra dưới tác động của ngoại cảnh như sấm sét, bức xạ hay các sốc về môi trường sống…

Tuy nhiên tần suất xảy ra cực kỳ thấp. Các nhà chọn tạo giống dùng các tác nhân như vật lý, hóa học để tăng tần suất đó lên thôi. Chủ yếu chúng tôi dùng tác nhân vật lý là tia Gamma nguồn Cobal 60.

Làm thí nghiệm tại Viện Di truyền Nông nghiệp. Ảnh: Dương Đình Tường.

Làm thí nghiệm tại Viện Di truyền Nông nghiệp. Ảnh: Dương Đình Tường.

Lạm dụng từ đột biến

Quay trở lại vấn đề lan đột biến là thuật ngữ dân gian dùng thế có hợp lý hay không?

Thực tế nhiều loại lan được gọi là đột biến rồi được chủ nhân tự đặt tên như Bảo Duy, Người đẹp không tên, Người đẹp Bình Dương, Huyền thoại bướm đại ngàn… Nói chúng không phải là đột biến cũng không phải bởi có thể một số là đột biến tự nhiên từ giống nào đó. Nhưng để khẳng định là đột biến thì cần nhiều thông tin nữa. Còn cũng có thể nghĩ theo hướng chúng không phải là đột biến mới mà đã là giống địa phương.

Nếu là một dạng đột biến hay được lai tạo trong tự nhiên lâu rồi, sinh trưởng, phát triển ổn định rồi thì lại thành ra một dòng, một giống mới, thậm chí chưa được các nhà khoa học trong nước và thế giới biết đến và mô tả.

Nếu thực sự như thế cũng là một đóng góp mới cho phân loại hoa thế giới. Rất nhiều câu hỏi đặt ra. Vai trò đầu tiên bởi thế thuộc về các nhà phân loại thực vật, phải tra quỹ gen trong loài đó có giống này chưa, nếu có tên và mô tả rồi thì có nghĩa đã được thế giới định danh. Nếu chưa có thì có thể đó là giống địa phương, đặc hữu.

Khi không sốt, chuyện đặt tên thế không sao nhưng giờ tôi có cảm giác từ “đột biến” đang bị lạm dụng, cứ cái gì lạ thì gọi là đột biến và cứ đột biến là thành đắt tiền?

Có thể đấy là cách người ta gọi để tạo nên sự khác biệt (Cười).

So độ mập mạp của ngón tay với thân lan. Ảnh: Dương Đình Tường.

So độ mập mạp của ngón tay với thân lan. Ảnh: Dương Đình Tường.

"Cấp giấy khai sinh" cho lan

Trước trào lưu chơi lan đột biến, một số nhà vườn muốn đem sản phẩm đến để Viện xác định có phải là đột biến thì có làm được không?

Về nguyên tắc, nếu họ chỉ mang giống đó đến mà không có giống gốc thì khó có thể xác định nó là đột biến từ giống nào. Để xác định được giống đó là giống đột biến thì trước hết phải có giống gốc ban đầu mà so sánh. Ngoài ra, theo tôi, với các mẫu giống tự nhiên khác nhau, hiện nay thông dụng chỉ có thể so sánh thông qua hình thái và dùng chỉ thị phân tử để xác định mối quan hệ di truyền.

Ví dụ ở Phú Thọ có lan phi điệp 5 cánh trắng và phi điệp 5 cánh tím thì có thể xác định mức độ chúng gần nhau về mặt di truyền qua hệ số tương đồng. Từ việc xác định giống A và giống B trong tự nhiên có sự khác nhau về di truyền ở mức độ nào đó để khẳng định giống này là đột biến từ giống kia là rất khó.  

Trong đột biến nhân tạo, biết được giống gốc thì thường người ta so sánh hai bản ADN từ đó xác định được nó xảy ra đột biến ở đoạn nào, sau đó giải trình tự đoạn đó nhằm nghiên cứu bản chất di truyền đột biến và nghiên cứu chức năng gen.

Trước cửa của Phòng Giám định. Ảnh: Dương Đình Tường.

Trước cửa của Phòng Giám định. Ảnh: Dương Đình Tường.

Còn đưa lan thường vào đây xử lý đột biến nhân tạo nhằm tạo giống mới thì có được không thưa ông?

Về lý thuyết là như vậy. Tuy nhiên việc xử lý đột biến để tạo được ra giống mới trên mọi đối tượng cây trồng đều không đơn giản. Từ trước đến nay, trên cây hoa, chúng tôi có xử lý đột biến nhân tạo trên đồng tiền và cúc.

Thường khi chiếu xạ xong, ở thế hệ thứ nhất đem ra trồng đã xuất hiện rất nhiều biến dị như các biến dị một bông hai màu, thân kép, thay đổi dạng hoa... Tuy nhiên trong thực tế, để biến dị mong muốn đó di truyền, giữ lại được là rất khó, phải sàng lọc, ổn định nên ra được một giống mới đột biến mất 6 - 8 năm.

Những cơn sốt ở Việt Nam và trên thế giới trong quá khứ

Trước đây tôi được biết từng có cơn sốt lan hài?

Chi đó rất đẹp bởi có hình dáng như cái hài, rất hiếm trong đó có một vài loài chỉ Việt Nam mới có. Một số loại trồng dễ nhưng một số do đặc điểm sống dưới tán rừng ẩm ướt khi di thực trồng ở vùng đồng bằng rất dễ chết hoặc tuy không chết hẳn nhưng khả năng sinh trưởng, ra hoa rất kém.

Nhân giống lan hài cực kỳ khó. Tách chồi thì có loại 1 năm chỉ đẻ 1 chồi thậm chí không đẻ. Nuôi cấy mô thì cũng rất khó ở quá trình đưa mẫu vào, kể cả là đưa hạt vào ươm trong môi trường. Có một dạo người ta rất thích lan hài nhưng không thấy sốt, có thể do phương tiện thông tin đại chúng hồi đó không như bây giờ chăng (Cười).

GS Trần Duy Quý - nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, đang là Chủ tịch Hội lan Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

GS Trần Duy Quý - nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, đang là Chủ tịch Hội lan Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chúng ta có từng xuất khẩu lan hài không?

Theo tôi biết thì không xuất chính ngạch nhưng có bị khai thác nguồn gen. Hồi tôi mới đi làm, quãng 1996 - 2000 nguồn gen lan rừng của ta bị thất thoát tương đối nhiều, có thể là người nước ngoài đi du lịch bình thường thấy đẹp thì mua cũng có thể là chuyên gia đi lùng. Đồng bào khai thác trong tự nhiên, bó từng bó bán dọc đường, rất rẻ.

Những người Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu họ biết chơi, biết giá trị nên mới mua lan hài. Hồi đó hợp tác quốc tế, thông tin còn kém nên tôi không biết chính xác họ mua về làm gì cả, chỉ đoán có thể các nhà khoa học thu thập giống lạ nghiên cứu hoặc người chơi, người kinh doanh họ mua.

Trên thế giới có những cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến hoa như tuylip, từ cơn sốt lan phi điệp này nhiều người lại liên tưởng đến chuyện đó, ông nghĩ sao?

Đúng là hoa tuylip giai đoạn đầu ở châu Âu rất sốt và đắt, đặc biệt những dạng khác lạ, hiếm nhưng sau đó trở lại là loại hoa phổ thông, giá rẻ. Đó cũng là bài học thường được đưa ra bàn luận khi nói về bong bóng tài chính.

Theo quan điểm của tôi như đã nói, hoa là mặt hàng đặc biệt, có giá trị về mặt tinh thần, không đơn thuần là giá trị sử dụng cụ thể nên giá trị được định giá cao, thậm chí theo từng cá thể là dễ hiểu. Tuy nhiên, khi nó có giá mua bán quá cao so với thu nhập xã hội, trở thành trào lưu thì cũng cần đánh giá đúng bản chất của nó.

Kiểm tra mẫu thí nghiệm ở Viện Di truyền Nông nghiệp. Ảnh: Dương Đình Tường.

Kiểm tra mẫu thí nghiệm ở Viện Di truyền Nông nghiệp. Ảnh: Dương Đình Tường.

Anh đã từng hỏi thời điểm này đã lên đỉnh chưa, theo tôi đây là câu hỏi hay mà mọi người nên suy nghĩ kỹ.

Về ảnh hưởng của nó, theo tôi mức độ sẽ khác nhau. Tuylip là loại hoa có thể phát triển phổ thông, sử dụng đại chúng như để chậu, trang trí công viên… được còn phi điệp này khó có thể phát triển thành hoa quốc dân của Việt Nam được vì mục đích sử dụng không rộng như thế. Nếu là loại hoa thông dụng thì có thể thử đưa vào nuôi cấy mô nhưng chúng tôi cũng chưa thử, nhất là khi giá của nó quá đắt để có thể mua mẫu và đưa mẫu vào nuôi cấy.

Chưa thử thì không thể khẳng định được là có làm được thành công hay không. Về nguyên tắc thì tất cả mọi loại cây trồng đều có thể nuôi cấy mô, từ mô sẽ ra cá thể hoàn chỉnh.

Tuy nhiên trong thực tế có những cây rất khó và cũng có những cây rất dễ nuôi cấy mô, như hoa hồ điệp hay hoàng thảo lai gần như 100% trên thế giới hiện nay đều dùng cây nuôi cấy mô. Khi nuôi cấy mô, với việc sử dụng hàng chục loại hóa chất nuôi cấy thì có thể cũng xuất hiện biến dị, dù tần suất không cao.

Quay trở lại mục đích sử dụng, giả sử giờ ta nhân được hàng chục ngàn cây phi điệp đột biến thì liệu giá của nó có còn đắt nữa hay không? Thú chơi có nguyên tắc của nó, thứ nhất là đẹp, thứ hai là độc hiếm, tôi có nhưng ông không có. Chưa kể, gu chơi có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Xin cảm ơn ông!

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Đồng Tháp cần huy động mọi nguồn lực, thế mạnh đặc trưng để bứt phá

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Đồng Tháp cần huy động mọi nguồn lực, các thế mạnh đặc trưng để bứt phá, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ĐBSCL và cả nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Sơn La duy trì 12 đơn vị cấp huyện sau sắp xếp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Sơn La giảm được 4 đơn vị cấp xã...