| Hotline: 0983.970.780

7 điểm nghẽn cơ quan quản lý đang nợ cộng đồng nuôi biển

Thứ Hai 01/04/2024 , 11:56 (GMT+7)

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cho rằng chắc chắn phải tháo gỡ 7 điểm nghẽn này để nuôi biển Việt Nam phát triển.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong khuôn khổ Hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển – Nhìn từ Quảng Ninh, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã chủ trì buổi toạ đàm Tiềm năng và thách thức muôi trồng thuỷ sản trên biển.

Trình bày tham luận tháo gỡ một số điểm nghẽn nuôi biển, PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam cho rằng có 7 điểm nghẽn mà các cơ quan quản lý Nhà nước đang nợ cộng đồng những người nuôi biển.

Thứ nhất đó là Việt Nam đang thiếu quy hoạch không gian biển. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, nếu không sớm ban hành thì các địa phương rất khó trong vấn đề quy hoạch nuôi biển.

Thứ hai, thủ tục cấp phép nuôi biển, thủ tục giao biển hiện còn rất phức tạp, đây là điểm nghẽn rất lớn bởi vì nếu không giao biển lâu dài thì doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân không thể yên tâm đầu tư, hơn bao giờ hết người nuôi biển đang “cần một tấc biển để cắm dùi”.

Thứ ba, hiện nay đang còn thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi biển. Để phát triển ngành hàng nuôi biển bền vững thì đây là yếu tố cần thiết làm cơ sở cho phát triển sản xuất.

Thứ tư là chưa có cơ quan đăng kiểm cơ sở và phương tiện nuôi biển.

Thứ năm là chưa có bảo hiểm cho hoạt động nuôi biển.

Thứ sáu, chưa có chính sách hỗ trợ phát triển nuôi biển.

Thứ bảy là thiếu nguồn nhân lực được đào tạo về nuôi biển.

Ông Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, cả 7 điểm nghẽn này chủ yếu thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. Nói nghiêm túc, các cơ quan quản lý nhà nước đang nợ cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và người nuôi biển chính sách tháo gỡ những điểm nghẽn này.  

Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, đối với xây dựng ngành hàng nuôi biển, chúng ta đang trong một “hải trình” chuyển từ nuôi biển thủ công sang nuôi biển công nghiệp, chuyển từ nuôi ở vùng biển kín ven bờ sang nuôi ở vùng biển mở xa bờ, từ việc kêu gọi động viên ngư dân ra biển sang việc quản lý chặt chẽ nghề nuôi biển, từ việc đơn loài sang nuôi đa loài tích hợp, phát triển riêng đơn ngành sang kết hợp với các ngành kinh tế biển khác…

“Một “hải trình” mới chỉ bắt đầu”, ông Nguyễn Hữu Dũng nói. Có nghĩa là nuôi biển của Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thách thức. Ví dụ khi chuyển từ nuôi biển thủ công sang nuôi quy mô công nghiệp đồng nghĩa với việc chuyển chủ thể nuôi biển từ những người ngư dân manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, không ai quản lý sang các pháp nhân cụ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, chịu sự quản lý ở nhiều khía cạnh.

Quá trình chuyển từ công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng tới môi trường sang công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, chuyển từ thực tiễn người ngư dân phải tự lo từ A-Z sang thiết lập chuỗi liên kết để phát triển bền vững hơn.

Thứ hai là dịch chuyển về mặt không gian khi vị trí, phương thức nuôi biển chuyển từ vùng biển kín sang vùng biển mở xa bờ. Bài học ở các quốc gia có trình độ nuôi biển tiên tiến như Na Uy thì đây là hướng đi tất yếu và chúng ta cũng phải đi theo xu thế này để tiến tới nuôi biển ở các vùng khơi, các quần đảo. Tuy nhiên đây là một khoảng cách rất xa và cần sự thay đổi lớn về mặt pháp lý. Từ vấn đề cấp phép nuôi biển, vấn đề giới hạn quota mật độ nuôi, vấn đề truy xuất nguồn gốc, môi trường đều phải được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng.

Trong bối cảnh nuôi biển ở các địa phương còn đang khó khăn, vướng mắc thì mô hình, cách làm ở tỉnh Quảng Ninh chính là điểm rất sáng đã giải quyết cơ bản các điểm nghẽn. Nhưng để Đề án nuôi biển lan toả, như câu nói của Bộ trưởng Lê Minh Hoan “Quảng Ninh rồi sao nữa”, vấn đề về công tác tham mưu, quyết tâm tiến ra biển lớn sẽ còn nhiều chuyện cần bàn.

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam kiến nghị xem xét mức phí giao biển, bởi với quy định từ 4-7 triệu đồng/ha/năm như hiện nay đang còn cao so với những rủi ro mà người nuôi biển phải gánh chịu. Thứ hai là những vướng mắc trong đánh giá tác động môi trường nuôi biển đang gây khó khăn, tổn thất rất lớn cho người nuôi biển.

Xem thêm
Ngày 17/1 trở thành Ngày Truyền thống tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày Truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1.

Thương lái ngại ngần cọc mua lúa đông xuân

Cần Thơ Giá lúa đông xuân giảm sâu so với năm ngoái, nhiều nông dân lo lắng, thương lái ngại không đặt cọc thu mua, tâm lý chờ giá tăng khiến bà con thêm áp lực.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ông Hồ Văn Hà làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X vừa tổ chức kỳ họp thứ 24 và bầu thêm một Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhằm kiện toàn công tác nhân sự.