| Hotline: 0983.970.780

9 tháng, Vinaconex lỗ hơn 700 tỷ đồng

Thứ Tư 14/11/2012 , 17:41 (GMT+7)

Mức lãi 50 tỷ đồng trong riêng quý III không đủ cứu vãn kết quả kinh doanh cả 9 tháng của Tổng công ty.

Mức lãi 50 tỷ đồng trong riêng quý III không đủ cứu vãn kết quả kinh doanh cả 9 tháng của Tổng công ty.

Tổng công ty cổ phần Vinaconex (VCG) công bố báo cáo tài chính mẹ quý III và 9 tháng đầu năm 2012. Riêng quý III năm nay, Vinaconex đạt 49,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, thấp hơn cùng kỳ năm trước 73%. Tính chung 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này lỗ ròng 707 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 388 tỷ đồng cùng kỳ năm 2011.


So sánh doanh thu của Vinaconex. Đơn vị tính: Tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính, hầu hết các khoản doanh thu năm nay của công ty đều thấp so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần quý III đạt 1.120 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2011. Con số này cũng chiếm tỷ trọng gần 43% trên tổng doanh thu 9 tháng vừa qua của Vinaconex.

Lũy kế doanh thu 9 tháng, Vinaconex đạt gần 2.623 tỷ đồng, trong đó trị giá hợp đồng xây dựng tăng 19,5%, lên 2.165 tỷ đồng, bất động sản giảm 52% xuống còn 313 tỷ đồng. Các hoạt động còn lại như cho thuê văn phòng và giáo dục tăng từ 3% đến trên 20% so với 9 tháng đầu năm 2011.

Hoạt động tài chính công ty trong quý III đóng góp vào doanh thu khoảng 119 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 643 tỷ đồng. Nguồn thu cho khoản mục này chủ yếu đến từ lãi tiền gửi, tiền cho vay với hơn 373 tỷ đồng, một số hoạt động còn lại bao gồm cổ tức, lợi nhuận được chia, lãi chuyển nhượng đầu tư tài chính, chênh lệch tỷ giá..

Về chi phí, quý III năm nay, Vinaconex đã kiểm soát hầu hết chi phí cơ bản như bán hàng, quản lý doanh nghiệp ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái từ 30-80%. Qua 9 tháng, các loại chi phí này cao hơn so với cùng kỳ năm 2011 khiến lợi nhuận thuần âm hơn 693 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2012, tổng các khoản vay và nợ ngắn hạn tại Vinaconex đạt gần 1.200 tỷ đồng, giảm khoảng 1.600 tỷ đồng so với hồi đầu năm, chủ yếu do đáo hạn trái phiếu. Chủ nợ chính của Vinaconex gồm một số nhà băng trong và ngoài nước như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Natexis Banques Populaies (BNP), Ngân hàng Trung Quốc.

Trong đó, Ngân hàng BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất của Vinaconex khi các khoản vay của công ty đối với nhà băng tăng lên gấp 5,4 lần, đạt 449 tỷ đồng. Ngày 1/1/2012, dự nợ của Vinaconex tại BIDV chỉ 82 tỷ đồng.

9 tháng qua, tổng tài sản tại doanh nghiệp cũng giảm gần 14%, hiện giờ giá trị còn 13.945 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng 17%, từ 4.195 của thời điểm đầu năm lên 4.909 vào cuối quý III.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.