| Hotline: 0983.970.780

Tiêu thụ cá tra tiếp tục... tắc!

Thứ Ba 08/07/2008 , 11:16 (GMT+7)

Đến thời điểm này, ĐBSCL vẫn còn tồn đọng trên 300.000 tấn cá quá lứa hoặc đến kỳ thu hoạch trong khi tiến độ giải ngân gói vốn 1.000 tỷ đồng của NHNN chỉ đạt 22%.

Không giải ngân được, DN lý giải: Do lãi suất quá cao, thị trường tiêu thụ khó khăn…Trong khi đó người dân lại kêu không thể tiếp cận được nguồn vốn do NHNN “bơm” vì phải thế chấp. Người dân cho biết, tài sản mang thế chấp ngân hàng trước đây rồi, giờ làm gì còn mà thế chấp? Vậy là, hành động “bơm” 1.000 tỷ cứu cá tra vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch VASEP Nguyễn Hữu Dũng cho hay, dù các DN chế biến đã tăng công suất hoạt động thêm 1.000 tấn/ngày nhưng càng mua càng thấy nhiều cá, khó có thể tiêu thụ hết trong tháng 7-8/2008 như ước tính ban đầu. Về hiện tượng này, các địa phương lý giải do nông dân cạn vốn, giá vật tư đầu vào lại tăng cao, dân không thể tiếp tục nuôi cá nữa nên dù cá tới lứa hay chưa tới lứa đều mang bán. Bà Võ Thị Phước Hồng, một chủ hộ nuôi cá tra tại Đồng Tháp cho biết: Giá nguyên liệu đầu vào liên tiếp tăng, buộc nhiều người nuôi phải bán cá non để chốt lỗ dẫn đến hiệu ứng domino là giá càng ngày càng giảm.

TIN LIÊN QUAN

Dân thiếu vốn không chỉ dẫn đến việc bán đổ bán tháo cá tra mà còn dẫn đến tình trạng nhiều ao cá quá lứa bị bỏ đói khiến chất lượng cá không đảm bảo để DN chế biến xuất khẩu. Điển hình tại Cần Thơ, đa số các hộ dân nuôi nhỏ lẻ dưới 100 tấn/ao đều không ký liên kết với DN chế biến nên phải bán ra chợ, lỗ từ 4.000-6.000 đồng/kg. Hiện tượng cá để đói, gầy không bán được hoặc “bán đổ bán tháo” đang trở nên đáng lo ngại.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi giao ban trực tuyến, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Tiêu thụ cá cho nông dân hiện nay là rất bức thiết. Nếu chúng ta không cố gắng nông dân sẽ còn thiệt hại lớn hơn. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải giải quyết nhanh chóng khó khăn cho nông dân về vốn vay, hạ giá thức ăn chăn nuôi… Trước mắt các địa phương cần tìm các biện pháp để tăng lượng tiêu thụ, tăng giá thu mua cá cho người dân ở mức giá sàn của VASEP là 14.000 đồng/kg. Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL theo dõi và thống kê liên tục tình hình nuôi cá tra, basa của các hộ để có các biện pháp điều hành vĩ mô sâu sát và hiệu quả hơn.

cá tra ở ĐBSCL - HĐHiện nay, giá cá tra tại các tỉnh đang được thu mua từ 13.600-13.800đ/kg, trong khi giá thức ăn tính bình quân 9.000đ/kg, tăng thêm 200-300đ/kg so tuần trước, nghĩa là lứa cá đang tới kỳ thu hoạch vẫn còn áp lực lỗ nặng lên người nuôi cá gần 2.000đ/kg.Tình thế này cho thấy, ở một số địa phương nông dân nuôi cá sẽ còn đuối sức hơn nữa, chắc chắn phải nhượng bộ bằng cách chấp nhận hạ giá. Điều mà ai cũng thấy khó nói ra, là một số doanh nghiệp (DN) biết rõ “ai nằm kèo dưới” nên thậm chí không cần vay vốn ngân hàng mà “ra chiêu” mua nợ trả chậm sau 45-60 ngày.

Như vậy, từ đầu tháng 6/2008 đến nay, sau khi thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc tiêu thụ nhanh lượng cá tra nguyên liệu tồn đọng, nguồn vốn từ các ngân hàng đã bổ sung cho các DN để tăng cường thu mua chế biến cá tra, giải quyết khó khăn cho người nuôi cá. Tình hình nuôi cá tra các tỉnh ven sông Hậu và sông Tiền chưa thể làm giảm bớt áp lực căng thẳng với lượng cá tồn đọng cứ “gối đầu” liên tiếp.

Trở lại nguồn vốn 1.000 tỉ đồng từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa về các NH NN-PTNT địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho cá tra. Thế nhưng đến nay ngoại trừ An Giang tích cực giải ngân cho DN thu mua và giúp người nuôi cá mua thức ăn duy trì ao cá, đã giải ngân gần 200 tỷ đồng cho các DN và 74 hộ nuôi cá trong tỉnh. Còn con số giải ngân từ các tỉnh khác cho thấy chưa nhiều. Ở Cần Thơ một số DN còn hụych toẹch rằng, cái khó bây giờ không phải về vốn mà là phải tính tới mức lãi suất tăng, dao động tỉ giá, thị trường xuất khẩu…Điều này phản ánh vì sao việc tiêu thụ cá vừa qua và hiện thời vẫn còn chậm.

 

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa bất chợt 'giải nhiệt' ở Bình Dương

Sau nhiều ngày nắng nóng liên tục, cơn mưa bất chợt xuất hiện đã làm dịu đi cái nóng gay gắt cho người dân ở Bình Dương.