| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai: Cây sắn cũng "chết đứng"

Thứ Sáu 20/02/2009 , 08:00 (GMT+7)

Người trồng sắn các tỉnh phía Bắc "chết chìm" thì người trồng mì (sắn) miền ĐNB cũng đang "chết đứng".

Sản phẩm mì thu hoạch nhưng không tìm được đầu ra

Người trồng sắn các tỉnh phía Bắc "chết chìm" thì người trồng mì (sắn) miền ĐNB cũng đang "chết đứng". Hàng trăm hécta mì quanh khu vực NM Vedan (huyện Long Thành- Đồng Nai) đến thời điểm thu hoạch đang bị héo rũ, lá cháy rụi."Thủ phạm" là chất thải từ các KCN.

>> Hoà Bình: Ngán sắn đến tận cổ
>> Thê thảm cây sắn
>> ''Núi'' sắn khô vẫn ứ ở Chi Ma

Chúng tôi có mặt tại địa bàn xã Phước Bình, huyện Long Thành chứng kiến hàng trăm hécta cây khoai mì, điều và cây ăn trái đang thời điểm cho thu hoạch nhưng đều héo rũ, cháy rụi. Dẫn chúng tôi đến những khu vườn trồng mì của các hộ dân trong xã, ông Hồng- Phó Chủ tịch HND xã Phước Bình cho biết: “Cây mì èo uột, lá bị héo rũ cháy khô quắt queo như vậy chắc chắn sản lượng củ rất kém. Hơn nữa, đến nay nhiều hộ dân thu hoạch xong mì cũng không nhập được cho Cty Vedan nên hàng mì khô còn tồn đọng rất lớn, do đó hầu hết bà con trong xã kêu than vụ mì năm nay chỉ từ lỗ đến...trắng tay!”. Theo các hộ dân xã Phước Bình, nhiều khả năng cây mì cũng như các cây trồng khác đều bị ảnh hưởng bởi khí thải, chất thải từ các KCN xung quanh, đặc biệt xã lại nằm gần “vùng” ô nhiễm của Cty Vedan (?!)

Đến vườn mì của hộ bà Nguyễn Thị Hải, ấp 5 xã Phước Bình, khi nhổ cây mì lên mỗi gốc chỉ có vài củ nhỏ xíu, thậm chí có những gốc chẳng thấy củ nào. Chính vì vậy đến nay hàng trăm hécta mì trên địa bàn xã Phước Bình vẫn nằm nguyên đó, bà con chưa thèm thu hoạch. Một số diện tích mì đang nhổ dở dang, nhưng nay do người dân quá chán nản đã bỏ mặc chẳng buồn đếm xỉa chuyện nhổ tiếp. Nhiều người dân trồng mì cho hay, thu hoạch mì về cũng chẳng cân bán được cho Cty Vedan nữa, còn tìm thương lái hỏi dò giá thu mua cũng chỉ trả 400đ/kg (trong khi mọi năm bán được 1.000 đ/kg). Nếu chỉ tính chi phí tiền giống, phân, thuốc…đã lỗ nặng chứ chưa tính đến công lao động.

Ông Trương Phước Thuận, Chủ tịch HND xã Phước Bình cho biết: Nếu tính đúng lịch thời vụ đáng lẽ từ tháng 11 AL bắt đầu vào mùa mì và lúc này đang thu hoạch rộ cho đến khoảng hết tháng 3 AL sẽ dứt điểm. Tuy nhiên, đến thời điểm này trên toàn địa bàn mới chỉ thu hoạch chưa đạt 50% diện tích mì. Toàn xã có khoảng trên 750 ha mì và 1.750 ha điều.

Tại xã Phước Bình, hộ anh Nguyễn Vĩnh An, ấp 6 nổi tiếng thâm canh cây mì giỏi cũng vừa thu hoạch xong vụ mì thất bát nhất từ trước đến nay. Anh An cho biết, với 2 ha mì vụ này cho sản lượng khoảng hơn 40 tấn, chỉ bằng 2/3 năm trước. Khổ hơn thu hoạch xong phải đi tìm “mối” bên ngoài bán, ráng lắm cũng chỉ được 12 triệu đồng . Những hộ trồng mì bằng đất vườn rẫy của nhà chỉ lỗ từ 2- 3 triệu đồng, đáng nói là 70% hộ dân còn lại đi thuê đất trồng mì thì bình quân mỗi hộ lỗ tới 7-10 triệu đồng. Đặc biệt như khu vực người dân tộc Châu Ro (xã Phước Bình), với khoảng trên 100 hộ dân thuê đất và chỉ sống nhờ trồng mì và cấy điều thì đói to. Già làng Dương Văn Lùng đã "lên phương án" đề nghị chính quyền hỗ trợ “cứu đói” cho bà con!

Không chỉ riêng cây mì, nhiều hộ dân trồng điều và cây ăn trái ở quanh khu vực xã Phước Bình cũng đang bị thất thu lớn. Chủ vườn Nguyễn Hữu Duy, ấp 2, xã Phước Bình có 3.000 m2 điều đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch nhưng cây bỗng bị héo khô, cháy rụi lá và rụng hết trái. Ông Duy ước tính năm nay có thể sẽ bị thất thu tới 90% sản lượng do cây trái nhiễm chất thải nặng. “Lạ quá, chưa bao giờ thấy cả mì và điều lại có hiện tượng lạ như vậy, kể cả những cây xoài vườn nhà tôi đến nay cũng đã bị rụng lá te tua, chẳng đậu được bông hay trái nào!?”.

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.