| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp đào vàng lũng đoạn tỉnh Thái Nguyên:

Ai đứng sau doanh nghiệp thao túng các mỏ vàng?

Thứ Hai 25/03/2019 , 11:35 (GMT+7)

Một doanh nghiệp được tỉnh Thái Nguyên ưu ái giao cho khai thác tới 3 mỏ vàng. Trong khi năng lực của doanh nghiệp chỉ khai thác 1 mỏ đã không hết công suất.

Hai mỏ còn lại bỏ hoang hàng chục năm, liên tục xin gia hạn để giữ phần, xin điều chỉnh để bớt xén trữ lượng… Tháng 9/2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã có văn bản chỉ đạo tỉnh Thái Nguyên kiểm tra, làm rõ nhưng nội dung báo cáo chưa thực sự thỏa đáng.

10-22-32_121-1148
Một góc công trường khai thác mỏ vàng

Ở tỉnh Thái Nguyên, trong giới khai thác vàng không doanh nghiệp nào vượt qua nổi Cty CP Đầu tư Xây dựng và Khai thác Khoáng Sản Thăng Long (Cty Thăng Long) do ông Nguyễn Huy Quý làm Tổng Giám đốc về khả năng quan hệ. Chẳng thế mà, trong hàng chục năm qua một mình doanh nghiệp của ông Quý đã bao sân ôm gọn 3 mỏ vàng sa khoáng lớn nhất tỉnh, mỗi mỏ vàng được đánh giá trữ lượng hàng triệu tấn quặng nguyên khai.

Ngày 5/12/2008, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định 3068 cho phép Cty Thăng Long khai thác khoáng sản mỏ vàng sa khoáng khu vực Bản Ná, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai diện tích 32,6ha. Thời hạn khai thác 7 năm với trữ lượng khai thác 1.021.679m3 cát quặng; công suất 320.000m3 cát quặng/năm.

Chỉ vài tháng sau đó, khi Cty Thăng Long còn đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản và chưa kịp khai thác mỏ vàng Bản Ná thì UBND tỉnh Thái Nguyên lại ban hành quyết định 799 ngày 20/4/2009 giao thêm cho Cty Thăng Long quyền khai thác mỏ vàng sa khoáng tại khu vực Khắc Kiệm, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai diện tích 42,9ha. Thời hạn khai thác 6,5 năm với trữ lượng 1.312.232m3 quặng nguyên khai. Sản lượng khai thác 240.000m3 cát quặng/năm.

Ngày 7/12/2010, UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp tục cấp giấy phép số 2953 cho Cty khoáng sản Thăng Long khai thác mỏ vàng sa khoáng Nam thung lũng Khắc Kiệm, xã Thần Sa, khu vực khai thác rộng 10,27ha. Thời điểm được giao thêm mỏ vàng Sa khoáng Nam thung lũng Khắc Kiệm, Cty Thăng Long vẫn chưa bước vào giai đoạn khai thác mỏ vàng Bản Ná được tỉnh cấp phép đầu tiên.

Được biết, Cty Thăng Long là doanh nghiệp được thành lập mới trong năm 2008 và ngay khi vừa thành lập đã được UBND tỉnh Thái Nguyên ưu ái giao cho khai thác mỏ vàng Bản Ná. Một mỏ vàng có trữ lượng lớn tới mức hầu hết các doanh nghiệp khai thác khoáng sản có kinh nghiệm trên địa bàn đều khao khát, thèm muốn nhưng buộc phải đứng nhìn (!).

Như vậy, với việc được cấp phép khai thác vàng sa khoáng tại 3 mỏ Bản Ná, Khắc Kiệm và Nam thung lũng Khắc Kiệm, Cty khoáng sản Thăng Long được giao gần 90ha đất tại xã Thần Sa, trong đó có cả rừng đặc dụng và đất trồng lúa. Tuy nhiên, sau khi được tỉnh liên tục giao quyền khai thác tại 3 mỏ vàng nói trên, gần chục năm qua Cty Thăng Long mới chỉ tiến hành khai thác tại mỏ vàng Bản Ná. Còn 2 mỏ Khắc Kiệm và Nam thung lũng Khắc Kiệm doanh nghiệp này như chỉ “xí phần” mà chưa thực hiện dự án.

Tháng 10/2015, giấy phép khai thác mỏ vàng Khắc Kiệm đã đến kì hết hạn mà Cty Thăng Long vẫn chưa hề tổ chức khai thác. Sau đó, UBND tỉnh Thái Nguyên vẫn kí quyết định gia hạn cho doanh nghiệp được khai thác mỏ vàng Khắc Kiệm thêm 17 năm, tới năm 2032.

Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên có dấu hiệu bao sân cho doanh nghiệp giữ mỏ bởi những biểu hiện sau: Thứ nhất, theo luật định thì nếu sau 1 năm doanh nghiệp không triển khai thực hiện dự án thì tỉnh phải xem xét ra quyết định thu hồi.

Thứ hai, doanh nghiệp được giao cùng lúc 3 mỏ vàng nhưng hàng chục năm qua chỉ thực hiện khai thác được ở 1 mỏ như vậy cho thấy năng lực khai thác của doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu cùng lúc 3 dự án.

Thứ ba, giấy phép khai thác cho mỏ vàng Khắc Kiệm có thời hạn là 6,5 năm, nếu là gia hạn cho giấy phép thì cũng chỉ mang ý nghĩa bổ sung thêm chút thời gian để thực hiện nốt khối lượng công việc đang còn dang dở và doanh nghiệp buộc phải có lý do hợp lý cho sự chậm trễ. Nhưng quyết định gia hạn giấy phép của tỉnh Thái Nguyên lại dài gấp 3 lần thời gian để thực hiện dự án. Làm như vậy chẳng khác nào tỉnh cố tình giữ mỏ làm tài sản riêng cho doanh nghiệp?

Phân tích thêm về quyết định gia hạn giấy phép cho Cty Thăng Long tiếp tục khai thác mỏ vàng Khắc Kiệm của UBND tỉnh Thái Nguyên, nhận thấy khi ra quyết định này lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên đã gia hạn vượt quyết định phê duyệt chiến lược khoáng sản, chỉ thị của Thủ tướng về lĩnh vực này. Cụ thể, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2427/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tiếp đến, ngày 30/3/2015, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 03/CT-TTg nhằm tăng cường hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản: Thực hiện nghiêm các chủ trương, định hướng trong điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản theo Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thế nhưng, tại Quyết định số 2646 của UBND tỉnh Thái Nguyên, tỉnh này lại gia hạn cho Cty khoáng sản Thăng Long được phép khai thác vàng sa khoáng tại mỏ vàng Khắc Kiệm đến năm 2032 (vượt 2 năm so với Quyết định 2427/QĐ-TTg). Để rồi, cho đến nay, sau 3 năm được gia hạn, mỏ vàng Khắc Kiệm vẫn bị Cty Thăng Long bỏ hoang.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm