| Hotline: 0983.970.780

An Giang, Nafoods ký hợp tác đầu tư vùng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu

Chủ Nhật 12/07/2020 , 19:22 (GMT+7)

Bước đầu, UBND tỉnh An Giang và Công ty cổ phần Nafoods Group sẽ triển khai xây dựng các vùng nguyên liệu.

Lễ ký thỏa thuận ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh An Giang và Công ty cổ phần Nafoods Group diễn ra sáng 10/7. Ảnh: Nafoods.

Lễ ký thỏa thuận ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh An Giang và Công ty cổ phần Nafoods Group diễn ra sáng 10/7. Ảnh: Nafoods.

Theo đó, UBND tỉnh An Giang phối hợp với Công ty cổ phần Nafoods Group quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu xoài, chanh chua (chanh không hạt), chuối, dứa (khóm) cùng một số loại trái cây mà tỉnh An Giang có lợi thế theo hướng sản xuất an toàn, hữu cơ tại các địa điểm phù hợp trên địa bàn tỉnh An Giang, với diện tích tối thiểu khoảng 12.000 ha.

Về phía UBND tỉnh An Giang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty cổ phần Nafoods Group tiếp cận các hộ nông dân để xây dựng mô hình chuyên canh của Công ty cổ phần Nafoods Group đạt chuẩn GAP, Organic, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần tăng nguồn đóng góp cho ngân sách địa phương.

Tỉnh An Giang hiện có hơn 20.000 ha trồng cây lâu năm; trong đó, nhóm cây ăn trái chiến khoảng 17.000 ha, chiếm hơn 87% diện tích.

Loại cây có diện tích lớn nhất là xoài với hơn 11.000 ha, trong đó 80% là các giống xoài chất lượng cao như xoài Đài Loan, cát Hòa Lộc, xoài Keo.

Những loại cây ăn quả cũng có diện tích tăng và thị trường tốt là chuối với 1.467 ha, mít với 259 ha, nhãn với 294 ha, cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) với 1.376 ha…

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư, đó là lợi thế, điểm khác biệt lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang, nhất là trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp đang chịu nhiều ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn.

Tuy nhiên, hiện các sản phẩm trái cây của tỉnh còn thiếu đầu ra, giá bán thấp. Do thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp lớn có công nghệ chế biến sâu, thiếu thị trường xuất khẩu, chưa có thương hiệu và chất lượng lượng chưa ổn định.

“Rất mừng, trong chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Nafoods Group, nhất là đối với các sản phẩm trái cây như xoài, chanh chua (chanh không hạt), chuối, dứa (khóm) thì An Giang đều có lợi thế.

Đặc biệt là xoài và chuối cấy mô - đây là 2 loại trái cây mà tỉnh An Giang đang đầu tư phát triển và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, đưa vào quy hoạch vùng chuyên canh để tập trung đầu tư phát triển theo mô hình chuỗi giá trị” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhấn mạnh.

Bước đầu, UBND tỉnh An Giang và Công ty cổ phần Nafoods Group sẽ triển khai xây dựng các vùng nguyên liệu theo mô hình chuỗi giá trị, từ cung cấp giống chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật; bao tiêu sản phẩm đầu ra trong vùng nguyên liệu với giá ổn định, hợp lý và theo cơ chế thị trường.

Tiếp đến, hai đơn vị sẽ tiến hành khảo sát xây dựng dự án đầu tư bảo quản, sơ chế, chế biến quả tươi xuất khẩu và xây dựng tổ hợp chuỗi giá trị từ xoài, chanh chua (chanh không hạt), chuối, dứa (khóm); liên kết, đầu tư vào các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.

UBND tỉnh An Giang phối hợp với Công ty cổ phần Nafoods Group quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu với diện tích tối thiểu khoảng 12.000 ha. Ảnh: Nafoods.

UBND tỉnh An Giang phối hợp với Công ty cổ phần Nafoods Group quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu với diện tích tối thiểu khoảng 12.000 ha. Ảnh: Nafoods.

Đồng thời, áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm; ứng dụng công nghệ số hóa vùng nguyên liệu; thiết lập mô hình hợp tác liên kết với các viện nghiên cứu sản xuất giống mới, cung cấp giải pháp về vật tư nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật và kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và cạnh tranh.

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Nafoods Group sẽ tổ chức huấn luyện, đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp cho nông dân khi tham gia mô hình chuỗi giá trị với công ty; cung cấp giống (đối với diện tích trồng mới); tư vấn kỹ thuật, giới thiệu, tư vấn cấp chứng chỉ an toàn và hữu cơ đối với các sản phẩm được tạo ra từ vùng nguyên liệu trong chuỗi giá trị sản phẩm mà công ty thực hiện.

Để thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị được triển khai nhanh chóng, thuận lợi, về phía Công ty cổ phần Nafoods Group mong muốn, UBND tỉnh An Giang hướng dẫn và hỗ trợ nhà đầu tư có quỹ đất (bằng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc theo tiêu chí ưu đãi hoặc theo các hình thức khác theo quy định của pháp luật) tại địa điểm phù hợp để xây dựng tổ hợp chuỗi nông nghiệp công nghệ cao.

Các công trình bao gồm xây dựng viện nghiên cứu và phát triển giống cây trồng (20 ha); tổ hợp nhà máy sơ chế và chế biến trái cây (10 ha); phát triển vùng nguyên liệu công nghệ cao (300 ha 500 ha); xây dựng làng công nhân gắn liền với hoạt động sản xuất vùng nguyên liệu công nghệ cao (30 ha - 50 ha)...

“Phía Nafoods Group cam kết triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, xây dựng thành công các vùng nguyên liệu kiểu mẩu ở An Giang, bảo đảm chất lượng theo tầm nhìn và sứ mệnh mang lại lợi ích tích cực cho bà con nông dân nói riêng, kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang nói chung” - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nafoods Group Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm