| Hotline: 0983.970.780

An Giang trồng rừng phủ xanh đất trống đạt 3,5%

Thứ Tư 25/09/2024 , 06:09 (GMT+7)

An Giang Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng vùng đồi núi, tỉnh An Giang đã thực hiện các dự án trồng rừng qua nhiều năm cơ bản phủ xanh đất trống, đồi trọc.

Tính đến nay diện rừng vùng đồi núi của An Giang cơ bản đã phủ xanh, góp phần nâng độ che phủ rừng lên 3,5%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tính đến nay diện rừng vùng đồi núi của An Giang cơ bản đã phủ xanh, góp phần nâng độ che phủ rừng lên 3,5%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Thái Văn Nhân, Giám đốc Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc dụng tỉnh An Giang cho biết: Địa phương có tổng diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp gần 16.820 ha, gồm rừng đặc dụng hơn 1.832 ha, rừng phòng hộ hơn 11.445 ha, và rừng sản xuất 3.542 ha. Rừng và đất rừng của An Giang tuy không lớn so với các tỉnh thành trong cả nước nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với sự phát triển của du lịch, bảo vệ đa dạng sinh học, cũng như phục vụ an ninh, quốc phòng biên giới. 

Đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng vùng đồi núi tỉnh An Giang đã thực hiện các dự án trồng rừng qua các giai đoạn nhiều năm cơ bản đã phủ xanh đất trống, đồi trọc bằng các loài cây mọc nhanh. Dần dần đưa vào các loài cây lâu năm phòng hộ chính, các loài cây ăn trái tạo thu nhập cho hộ nhận khoán rừng, tạo thành khu rừng đa loài, nhiều tầng tán… Tính đến nay diện rừng vùng đồi núi của An Giang cơ bản đã phủ xanh đã góp phần nâng độ che phủ rừng lên 3,5%.

Bên cạnh đó người dân nhận giao khoán đất rừng và các đơn vị quản lý rừng của tỉnh An Giang còn nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp thông qua việc cải thiện cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, phát triển các loài cây trồng có tác dụng tốt về phủ xanh, bảo vệ môi trường và có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.