Nấm rơm còn gọi là nấm rạ, nấm mũ rơm. Đây là loại nấm rất phổ biến ở khu vực châu Á. Ở Việt Nam, nấm rơm xuất hiện ở khắp Bắc chí Nam. Nấm rơm có 2 loại là nấm rơm mọc tự nhiên và nấm rơm nuôi trồng. Vì nấm mũ rơm mọc tự nhiên rất ít nên số lượng không đủ để phục vụ nhu cầu thị trường. Nấm rơm trong tự nhiên thường mọc đơn độc hoặc dày từng cụm trên rơm, rạ. Ở những nơi có nhiều mùn vào mùa hè nóng ẩm. Sau mỗi cơn mưa, nấm bắt đầu mọc lên từ những lớp rơm, rạ ẩm ướt. Do đó, người dân thường tự trồng nấm theo quy trình để tăng sản lượng nấm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Nấm rơm là một trong số 100 loài nấm có công dụng trong nấu ăn và chữa bệnh.
Nấm rơm vốn là loại nấm lành tính, không độc, lại bổ dưỡng. Nấm rơm chứa các loại vitamin như A, B1, B2, PP, D, E, C. Nấm rơm dùng để chế biến các món ăn ngon và có tác dụng trị bệnh ung thư, thiếu máu, béo phì, tiểu đường…
Theo khoa học thì công dụng của nấm ngừa bệnh ung thư bởi trong nấm rơm có chứa một loại hoạt chất là protid (yếu tố cấu thành nên sự sống của các tế bào) dị chủng. Chính vì thế sẽ tránh được nguy cơ mắc ung thư nếu ăn nấm thường xuyên và đúng cách. Nấm rơm giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, kích thích cơ thể sản sinh Interferon (nhóm các protein tự nhiên, có khả năng chống lại virus, ký sinh trùng và tế bào ung thư).
Nấm rơm có nhiều thành phần dưỡng chất quý có chức năng bổ gan thận, ích khí huyết, trị tỳ vị suy yếu, nên đặc biệt còn chữa di tinh, hoạt tinh và yếu sinh lý ở nam giới.
Ngoài ra, nấm rơm có vị ngọt, mang tính hàn, có tác dụng khử nhiệt, làm hạ cholesterol và tiêu thực. Ở một số nơi người ta còn dùng loại nấm này để bào chế thành thuốc chữa bệnh thiếu máu. Hay công dụng của nấm với người béo phì bởi nấm rơm có chứa nhiều protein, chất xơ và nhiều vi lượng khác như canxi, sắt, phốt-pho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP… Với hàm lượng đó nấm rạ giúp mang lại cảm giác no lâu, không đói.
Ngoài công dụng chữa bệnh, nấm mũ rơm còn có công dụng trong chế biến thực phẩm. Nấm rơm tốt cho những người ốm, đang trị bệnh. Nấm mũ rơm chứa đủ các loại axit amin tốt cho cơ thể hơn cả trong thịt bò và đậu tương. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, người ta có thể nấu nấm rạ với thịt lợn, thịt bò, thịt gà, dùng trong các món lẩu, kho, hầm…
Nấm rơm có tác dụng với hệ tiêu hóa, bởi nấm mũ rơm có tác dụng trị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng và sỏi mật.
Do đó chúng ta có thể chế biến nấm rơm thành các biến món ăn để phòng ngừa bệnh, cụ thể như món sau:
* Món ăn tốt cho dạ dày, tì vị suy yếu, chống ung thư: Dùng món canh nấm rơm gồm 2 bìa đậu phụ, 300g-500g nấm tùy người ăn, giá đỗ, hành hẹ và các gia vị cần thiết. Rửa sạch nấm và để ráo nước. Chần đậu phụ qua nước sôi rồi cắt thành miếng vừa ăn. Giá đỗ cắt chân, rửa sạch. Phi nấm rơm với hành và chút muối. Cho nước dùng vào và thả đậu phụ cùng, nêm gia vị vừa ăn, đun thật sôi rồi tắt bếp, bỏ lá hẹ vô và thưởng thức.
* Chữa di tinh, hoạt tinh và tốt cho người yếu sinh lý: Dùng món nấm rơm xào tôm, rau dền gồm 200g nấm vừa đủ ăn, 300g-400g tôm bóc vỏ, 400g rau dền. Hành và các gia vị cần thiết (mắm, muối, mì chính, tương…). Sơ chế và rửa sạch nấm, rau dền. Phi thơm hành tỏi rồi cho rau dền vào xào chín tới, nêm gia vị rồi múc ra đĩa. Bắc một chảo khác lên xào chín tôm bóc vỏ, nêm gia vị đủ ăn rồi bỏ nấm rơm vào đảo cho chín tới. Đổ lên đĩa rau dền, trộn đều và thưởng thức.
* Món nấm rơm xào thịt bò bổ máu, tốt cho người thiếu máu: Gồm nấm rơm, thịt bò đủ ăn (tùy số lượng người ăn), hành, tỏi và các gia vị cần thiết. Ướp thịt bò với gừng, tỏi, mắm, muối. Sau đó, phi thơm hành, tỏi bỏ thịt bò vào xào chín tới. Cuối cùng, bỏ nấm rơm vào xào chung, chín vừa đủ là được.
Những lưu ý khi sử dụng nấm rơm trong chế biến thực phẩm là nấm rơm không được rửa quá kĩ, việc rửa nấm quá kĩ sẽ làm mất đi các dưỡng chất vốn có của nấm. Ngoài ra, nấm có khả năng hút nước cao, vì vậy khi rửa quá kĩ sẽ khiến nấm bị nhạt.
Nấm rơm không được nấu dưới nhiệt độ thấp vì khi được nấu ở nhiệt độ thấp sẽ tiết ra nhiều nước, làm mất mùi vị, màu sắc cũng như thẩm mỹ của món ăn.
Nấm rơm không nên nấu trong nồi nhôm làm nấm sẽ bị ngả sang màu thâm đen. Hương vị của nấm không còn nguyên vẹn và dễ gây bệnh về đường tiêu hóa.
Nấm rơm không nên dùng chung với nhiều dầu ăn vì nấm mũ rơm hấp thụ dầu ăn rất dễ. Việc này sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ nấm trong cơ thể người. Nấm hút nhiều dầu ăn gây đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày.
Nấm rơm không nên dùng chung với đồ lạnh sẽ bị đau bụng nếu sử dụng một cốc trà đá, cà phê hay ăn một que kem ngay sau khi ăn các món nấm.
Dùng nấm rơm khô nên giữ lại nước ngâm bởi nấm mũ rơm khô thường được ngâm với nước để chúng nở ra. Nhưng hầu hết mọi người đều bỏ đi nước ngâm đó vì nghĩ chúng bẩn. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng của nấm khô thường tập trung ở phần nước ngâm. Do đó, nên giữ lại nước ngâm nấm khô, để lắng rồi chắt ra và dùng trong nấu canh, các món hầm.