| Hotline: 0983.970.780

Anh hùng lao động trong thể thao và sự khiêm tốn của nhà vô địch Olympic

Thứ Sáu 19/08/2016 , 07:45 (GMT+7)

"Thành tích tôi có được hôm nay ngoài sự nỗ lực của cá nhân còn có công lao rất lớn của các chuyên gia, HLV, đồng đội và những người làm thể thao trong nhiều năm, nhiều thế hệ. Vì vậy không nên có danh hiệu cho cá nhân tôi. Nếu được tôi xin danh hiệu này cho ngành thể thao Việt Nam".

16-25-19_vinh
Hoàng Xuân Vinh đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

 

Cho đến nay, ở lĩnh vực thể thao chỉ có 1 người duy nhất được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới – danh hiệu mà mới đây, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã được đề xuất trao tặng.

Anh hùng Lao động là một danh hiệu vinh dự được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng cho những tập thể hoặc cá nhân lao động dũng cảm và sáng tạo, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất và công tác.

Danh hiệu này được chính thức đặt ra vào năm 1970 bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét đề nghị của Hội đồng Chính phủ để tặng danh hiệu này cho các cá nhân hoặc tập thể đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên trên thực tế, tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất năm 1952 đã có danh hiệu này.

Cuối thập niên 1990, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét thấy cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng, nên đã sửa đổi các tiêu chuẩn danh hiệu vào năm 1999. Và đến nay là Luật Thi đua khen thưởng năm 2003. Từ đó, danh hiệu Anh hùng Lao động còn được gọi dài hơn là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Kể từ khi danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới ra đời đến nay đã có 452 tập thể được phong tặng danh hiệu này nhưng chưa đơn vị, tập thể nào thuộc về lĩnh vực thể thao.

Ở góc độ cá nhân, đã có 218 người được phong tặng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng trong lĩnh vực thể thao chỉ có 1 người là ông Hoàng Vĩnh Giang, hiện là Phó chủ tịch Ủy ban Olympic châu Á, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam.

Năm 2006, ông Giang vinh dự được trao tặng danh hiệu này khi đang là Giám đốc Sở Thể dục, Thể thao TP.Hà Nội.

Ông Giang cũng chính là người đã đưa ra đề xuất tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc việc xem xét, trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho xạ thủ Hoàng Xuân Vinh sau khi xạ thủ này lập nên kỳ tích giành 1 HCV và 1 HCB tại Olympic Rio 2016.

“Tôi thấy các ngành khác có khá nhiều Anh hùng lao động. Tại sao Thể Thao mới chỉ có 1. Danh hiệu Anh hùng lao động đó rất xứng đáng vì Xuân Vinh đã hy sinh quên mình để đóng góp cho tổ quốc. Tôi đề xuất việc này lên Thủ tướng vì tôi cảm thấy hợp lý, chứ đây không khó khăn như việc đặc cách cho đại tá Xuân Vinh lên quân hàm cấp tướng” – ông Giang cho biết.

Tuy nhiên, xạ thủ quân đội cũng đã đưa ra đề nghị trao danh hiệu cao quý nói trên cho tập thể ngành thể thao thay vì cho cá nhân anh. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ: “Thành tích tôi có được hôm nay ngoài sự nỗ lực của cá nhân còn có công lao rất lớn của các chuyên gia, HLV, đồng đội và những người làm thể thao trong nhiều năm, nhiều thế hệ. Vì vậy không nên có danh hiệu cho cá nhân tôi. Nếu được tôi xin danh hiệu này cho ngành thể thao Việt Nam”.

Một lần nữa, người ta thấy được sự khiêm tốn của nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh và không biết danh hiệu cao quý kia rút cuộc có thuộc về xạ thủ quê gốc Sơn Tây hay không nhưng chắc chắn, trong mắt nhiều người, anh đã là một “Anh hùng lao động”.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm