| Hotline: 0983.970.780

Australia bùng dịch cúm gia cầm độc lực cao, Philippines cấm nhập khẩu ngay lập tức

Chủ Nhật 09/06/2024 , 09:24 (GMT+7)

Chính phủ Philippines hôm 8/6 tuyên bố cấm nhập khẩu gia cầm từ Australia, nơi đang đối mặt với với dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) H7N3 và H7N9.

Một tiểu thương bán gia cầm tại một khu chợ ở thủ đô Manila của Philippines hôm 9/5. Ảnh: AFP.  

Một tiểu thương bán gia cầm tại một khu chợ ở thủ đô Manila của Philippines hôm 9/5. Ảnh: AFP.  

Bộ Nông nghiệp Philippines đã ra lệnh cấm nhập khẩu các loài gia cầm và chim hoang dã từ Australia, với lý do lo ngại về chủng virus cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) H7N3 và H7N9. Theo giới chức Philippines, quyết định cấm nhập khẩu này có hiệu lực ngay lập tức "nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của virus HPAI đối với quần thể gia cầm trong nước".

Bộ trưởng Nông nghiệp Francisco Tiu Laurel Jr. đã ban hành Biên bản ghi nhớ số 21, chỉ đạo Cục Công nghiệp Động vật tạm dừng việc cấp giấy phép nhập khẩu và kiểm dịch đối với các loại gia cầm từ Australia, bao gồm cả thịt gia cầm, gà con một ngày tuổi, trứng và tinh dịch.

"Tất cả các lô hàng đến từ Australia đang được vận chuyển, dỡ hàng và được cấp phép trước khi có thông báo về quyết định này sẽ được phép nhập khẩu vào Philippines với điều kiện các sản phẩm được giết mổ hoặc sản xuất trước ngày 9/5/2024", biên bản ghi nhớ do ông Laurel ký ngày 6/6 viết.

Giám đốc Cơ quan Thú y Australia đã báo cáo về đợt bùng phát của virus cho Tổ chức Thú y Thế giới.

Cụ thể, các ổ dịch được phát hiện vào ngày 23/5 tại Meredith và ngày 25/5 tại Terang, bang Victoria, được Trung tâm Phòng ngừa Dịch bệnh Australia xác nhận.

Tính đến tháng 4/2024, Australia là nguồn nhập khẩu thịt gà lớn thứ 4 của Philippines, cung cấp 5.365 tấn/năm. Australia cũng là một nhà cung cấp chính của thịt gà rút xương và gà con một ngày tuổi.

Giới chuyên gia cho rằng cúm gia cầm xảy ra chủ yếu ở chim hoang dã và gia cầm trong các trang trại, các trường hợp lây nhiễm giữa người với người là cực kỳ hiếm.

Các chủng cúm gia cầm H7N9, được phát hiện lần đầu vào năm 2013, đã nguyên nhân gây ra phần lớn trường hợp tử vong do cúm gia cầm ở người, theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tổng Giám đốc GrowMax Group được trao giải 'Nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á'

Sau Giải thưởng Nhà lãnh đạo tiêu biểu ASEAN 2024, Tổng Giám đốc GrowMax Group Mai Văn Hoàng tiếp tục được vinh danh là ‘Nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á’.

Bất động sản hàng hiệu đang có tiềm năng phát triển rất lớn

Bất động sản hàng hiệu (branded residences) đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhờ 'cú bắt tay' giữa chủ đầu tư Việt Nam với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm