| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Xây dựng NTM ‘có điểm xuất phát nhưng không có điểm dừng’

Thứ Năm 20/05/2021 , 13:56 (GMT+7)

Đó là khẳng định của ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - trong buổi làm việc với Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chia sẻ với Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: PV

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chia sẻ với Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: PV

100% xã đạt chuẩn NTM

Có thể nói, những năm qua tỉnh Bạc Liêu là một trong những địa phương đi tiên phong trong phong xây dựng nông thôn mới (NTM) tại khu vực ĐBSCL. Đến nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều điểm nhấn nổi bật, từ đó đời sống của nhân dân không ngừng tăng lên, đặc biệt là lao động nông thôn có việc làm ổn định, thu nhập được nâng cao.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 30/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về đẩy mạnh xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 – 2020, Bạc Liêu đã có 49/49 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 24 xã, vượt 100% so với mục tiêu Nghị quyết. Trong đó, có 8 xã được công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao (huyện Phước Long 7 xã và huyện Hồng Dân 1 xã), 8 xã đang thực hiện quy trình thẩm định cấp tỉnh để công nhận xã NTM nâng cao (huyện Hồng Dân 7 xã, huyện Vĩnh Lợi 1 xã).

Ngoài ra, tỉnh Bạc Liêu đã có 78 ấp được công nhận ấp NTM kiểu mẫu. Huyện Phước Long đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn huyện NTM năm 2017.

Tỉnh Bạc Liêu, cũng đang trình Trung ương xem xét công nhận TP Bạc Liêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, huyện Hồng Dân đã thực hiện quy trình thẩm định cấp tỉnh (đang hoàn chỉnh tiêu chí quy hoạch), huyện Vĩnh Lợi và thị xã Giá Rai đang lấy ý kiến các đơn vị có liên quan về đề nghị công nhận, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Riêng huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải tiếp tục thực hiện 9 tiêu chí cấp huyện.

Đường quê nông thôn mới kiểu mẫu huyện Phước Long. Ảnh: Trọng Linh

Đường quê nông thôn mới kiểu mẫu huyện Phước Long. Ảnh: Trọng Linh

Thành quả trên đã làm thay đổi rõ nét mọi mặt trong nông thôn, chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn được nâng lên. Người dân của địa phương đã thụ hưởng được nhiều tiện ích công cộng như giao thông, điện, nước sạch, y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin liên lạc,…

Hiện nay, tỉnh có 49/49 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% ấp có giao thông ấp liền ấp, 29 thiết chế văn hóa xã đi vào hoạt động, 141 nhà văn hóa ấp, có 152/198 trường (chiếm tỷ lệ 77%) cấp huyện đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,44%, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 0,47%.

Tính đến quý I/2021, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt trên 58 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 86%, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,82% và tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 99,8%.

Bên cạnh đó, dân chủ cơ sở được phát huy, quốc phòng - an ninh được tăng cường, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững.

Tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Vĩnh Lợi. Ảnh: Trọng Linh.

Tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Vĩnh Lợi. Ảnh: Trọng Linh.

Bức phá của ngành thủy sản

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết: Để tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, trong thời gian tới, tỉnh Bạc Liêu có định hướng phát triển kinh tế thủy sản, trong đó, tiếp tục phát triển các đối tượng chủ lực như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, nhuyễn thể; thực hiện Đề án “Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước”.

Những năm qua, Bạc Liêu luôn ưu tiên phát triển diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, xác định nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao là điểm nhấn. Đồng thời, nhân rộng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, phát triển ổn định, bền vững mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm sạch như: Tôm – lúa, tôm - rừng, rừng – tôm), ứng dụng rộng rãi nuôi trồng thủy sản có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic, ASC, MSC,…

Theo ông Thiều, những năm gần đây tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh thực hiện kế hoạch phát triển mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa vùng Bắc Quốc lộ 1 A, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tôm và lúa đến năm 2025.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khẳng định: Tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, làm cơ sở lan tỏa và từng bước đầu tư xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với nông dân một cách chặt chẽ, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp.

“Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng, nhất là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, các vùng nuôi tôm siêu thâm canh theo quy trình khép kín trong nhà kính, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, nuôi trong nhà lưới, nhà màng, vùng sản xuất lúa - tôm và vùng sản xuất giống thủy sản tập trung”, ông Thiều chia sẻ .

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu cùng đoàn công tác kiểm tra mô hình tôm lúa tại huyện Phước Long. Ảnh: Trọng Linh.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu cùng đoàn công tác kiểm tra mô hình tôm lúa tại huyện Phước Long. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay, tỉnh đã tiếp tục cho đầu tư các công trình thuộc Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững và Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Để hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất từ chất lượng đầu vào đến chất lượng đầu ra, tỉnh phát triển các cơ sở sản xuất tôm giống chất lượng cao, sạch bệnh đáp ứng được nhu cầu tôm giống phục vụ sản xuất trong và ngoài tỉnh, từng bước xây dựng, phát triển thành trung tâm sản xuất tôm giống có quy mô lớn, chất lượng cao, có uy tín ở khu vực ĐBSCL và cả nước.

Tỉnh Bạc Liêu cũng đang chuyển khai tổ chức lại sản xuất các vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị ngành tôm, phát triển bền vững, hiệu quả gắn với xây dựng cánh đồng lớn; khuyến cáo nhân rộng mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị khép kín của Công ty TNHH Việt Úc - Bạc Liêu.

Tiếp tục thực hiện phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm hiện thực hóa “trụ cột thứ 5” về phát triển kinh tế biển.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng. 

Mắm Lê Gia đạt OCOP 5 sao: Thành công là hành trình, không phải điểm đến

Sản phẩm nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.