| Hotline: 0983.970.780

Thủy lợi - Yếu tố quan trọng sản xuất nông nghiệp

Bài 1: Mong ‘giải hạn’ từ công trình Tây sông Vàm Cỏ

Thứ Tư 05/10/2022 , 15:58 (GMT+7)

Tây Ninh Dù có 8 trạm bơm điện và hệ thống kênh rạch tưới triều ven sông, người dân huyện Bến Cầu và Châu Thành vẫn mong chờ ‘giải hạn’ từ công trình Tây sông Vàm Cỏ.

Mong chờ “giải hạn”

Nằm bên bờ hữu sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Tây Ninh, mặc dù đã có 8 trạm bơm điện và hệ thống kênh rạch tưới triều ven sông, tuy nhiên, do đặc thù nền đất tương đối cao, nhiều khu vực nước vẫn chưa vươn tới, người dân 2 huyện thuần nông Bến CầuChâu Thành vẫn mong mỏi từng ngày được lấy nước sản xuất từ công trình thủy lợi Tây sông Vàm Cỏ.

Công trình thủy lợi Tây sông Vàm Cỏ đã hoàn thành giai đoạn I. Ảnh: Trần Trung.

Công trình thủy lợi Tây sông Vàm Cỏ đã hoàn thành giai đoạn I. Ảnh: Trần Trung.

Theo người dân địa phương, những năm gần đây, nắng hạn bất thường, các giếng khoan trên địa bàn thường xuyên hụt nước, khiến việc canh tác nông nghiệp của người dân hết sức khó khăn, nhiều nơi thiếu nước tưới, khiến cây trồng chậm phát triển.

Một nông dân tại ấp Thành Tây, xã Thành Long (huyện Châu Thành) chia sẻ, tình trạng thiếu nước tưới thường diễn ra sau tết Nguyên đán đến giữa tháng 3 hằng năm. Ðể có nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, ngoài việc phải tăng độ sâu của giếng khoan, nhiều người còn tìm cách đào âm xuống mặt đất hơn 2m để đặt máy bơm nước nhưng vẫn bất khả thi.

Người dân huyện Châu Thành và Bến Cầu kỳ vọng công trình sẽ giải quyết vấn đề thiếu nước sản xuất vào mùa khô. Ảnh: Trần Trung.

Người dân huyện Châu Thành và Bến Cầu kỳ vọng công trình sẽ giải quyết vấn đề thiếu nước sản xuất vào mùa khô. Ảnh: Trần Trung.

Tương tự, tại xã Long Khánh huyện Bến Cầu, người dân vẫn đang chật vật tìm nguồn nước vào mùa khô. Ông Võ Văn Đông, Giám đốc HTX nông nghiệp Long Khánh, huyện Bến Cầu cho biết, HTX có 15 thành viên chính thức và gần 100 liên kết. Trước đây, hầu hết các thành viên đều canh tác lúa, tuy nhiên tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra khiến canh tác lúa gặp khó khăn. Hiện hầu hết thành viên đã chuyển sang trồng ngô sinh khối với tổng diện tích trên 150 ha cung cấp cho trại bò sữa Vinamilk Tây Ninh.  “Tôi hi vọng thủy lợi Tây sông Vàm Cỏ sớm đi vào hoạt động, để bà con chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập”, ông Đông nói.

Có nước tưới, HTX nông nghiệp Long Khánh tiếp tục mở rộng diện tích ngô sinh khối giúp thành viên và người dân trong vùng ổn định kinh tế. Ảnh: Hồng Thủy.

Có nước tưới, HTX nông nghiệp Long Khánh tiếp tục mở rộng diện tích ngô sinh khối giúp thành viên và người dân trong vùng ổn định kinh tế. Ảnh: Hồng Thủy.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Bến Cầu, với diện tích đất canh tác khoảng 27.000ha phần lớn là đất nông nghiệp, huyện có lợi thế phát triển các loại cây ngắn ngày (lúa, bắp, mía, mì) và cao su. Hiện trên địa bàn huyện đã xây dựng được 5 trạm bơm cùng với hệ thống kênh mương thuỷ lợi bảo đảm trên 80% công suất thiết kế. Tuy nhiên, diện tích đất cần nước tưới của huyện còn rất lớn, tập trung tại các xã Long Giang, Long Chữ, Long Khánh.

"Việc đầu tư hệ thống thủy lợi Tây sông Vàm Cỏ hứa hẹn sẽ giúp nền nông nghiệp địa phương cất cánh, địa phương cũng đang quy hoạch vùng trồng cây ăn quả, hoa màu và nuôi trồng thủy sản gắn với khu vực có hệ thống công trình đi qua”, ông Nguyễn Văn Nấu - Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bến Cầu chia sẻ.

Đã hoàn thành giai đoạn 1

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, những năm gần đây, nước trên sông Vàm Cỏ Ðông cạn kiệt do phía Campuchia làm đập chặn nước khu vực thượng nguồn; việc khai thác nước ngầm bằng hình thức bơm không ổn định, chi phí lớn, không đáp ứng nhu cầu tưới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Nước về trên tuyến kênh chính của công trình thủy lợi Tây sông Vàm Cỏ. Ảnh: Hồng Thủy.

Nước về trên tuyến kênh chính của công trình thủy lợi Tây sông Vàm Cỏ. Ảnh: Hồng Thủy.

Việc đầu tư dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Ðông nhằm cung cấp nước tưới chủ động cho sản xuất nông nghiệp các xã biên giới là hết sức cần thiết, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển hàng hoá bền vững, biến khu vực này thành vùng nông nghiệp trù phú, giúp cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn, biên giới.

Theo Ban quản lý dự án, được đầu tư xây dựng từ cuối tháng 4 năm 2018, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (thực hiện từ năm 2018 đến năm 2022) dự kiến ban đầu khoảng 1.147 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư tăng cao nên có thể tăng lên 1.217 tỷ đồng. Giai đoạn 2 của dự án (dự kiến từ năm 2023 đến 2026) sẽ cần khoảng 600 tỷ đồng để bê tông hoá một số hạng mục xung yếu và hệ thống kênh tiêu.

Người dân cạnh kênh chính tranh thủ lấy nước phục vụ sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Người dân cạnh kênh chính tranh thủ lấy nước phục vụ sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

 Đến nay, giai đoạn I dự án cơ bản hoàn thành, bước đầu đưa vào khai thác vận hành tuyến kênh chuyển nước đoạn từ K0 đến K10+027, thông nước thử tải kênh và phục vụ nước tưới của người dân trên địa bàn các xã An Cơ, Hảo Đước và Trí Bình của huyện Châu Thành.

“Dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông là công trình thuỷ lợi cấp II, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở các huyện Châu Thành, Bến Cầu. Mục tiêu của dự án là cấp nước tưới tự chảy cho diện tích 16.953 ha đất nông nghiệp các xã phía Tây sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn hai huyện trên, đồng thời, cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt và chăn nuôi với lưu lượng 1m3/s.

Với nguồn nước mặt bảo đảm cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và chăn nuôi của các khu vực dân cư trong vùng hưởng lợi của dự án sẽ được nâng cao đáng kể. Đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao, góp phần ổn định và giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới”, ông Nguyễn Quốc Cường – Giám đốc Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp cho biết.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.