| Hotline: 0983.970.780

Bãi rác hôi thối bỗng ‘lột xác’ thành điểm vui chơi

Thứ Sáu 02/02/2024 , 06:15 (GMT+7)

Nếu trước đây, dưới chân cầu Long Biên là những bãi rác hôi thối, cỏ dại um tùm, thì nay công viên rừng Phúc Tân mọc lên trở thành điểm vui chơi của người dân.

Công viên rừng Phúc Tân nằm trong ngõ nhỏ phố Hàm Tử Quan (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngay sát sông Hồng, được hình thành từ khu tập kết rác thải. Điểm vui chơi rộng 9.000m2 sau một thời gian đi vào hoạt động nơi đây đã trở thành một không gian công cộng đa chức năng bao gồm vườn rừng, sân chơi và không gian thư giãn.

Khác với các khu vui chơi thông thường, sân chơi cộng đồng này được xây dựng từ các vật liệu thân thiện với môi trường và bao phủ bởi nền đất cát. Những chiếc gỗ thạch bàn được tái chế để làm xích đu, cầu trượt hay lốp xe được sử dụng làm bập bênh.

Hình ảnh chú rồng tại công viên mang ý nghĩa Long Biên - Nơi rồng giao nhau giữa đất trời. Gửi gắm thông điệp cho biểu tượng văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội.

Sân chơi cộng đồng này được xây dựng từ các vật liệu thân thiện với môi trường. Ảnh: Hùng Khang.

Sân chơi cộng đồng này được xây dựng từ các vật liệu thân thiện với môi trường. Ảnh: Hùng Khang.

Đặc biệt, công viên vui chơi này nằm ở khu sinh thái của hơn 150 loài cây, 100 loài chim và côn trùng đang cư trú. Trẻ em khi đến vui chơi ở công viên rừng Phúc Tân có cơ hội khám phá thiên nhiên và được chạy nhảy thỏa thích trong môi trường trong lành an toàn cho sức khỏe.

Từ khi có khu vui chơi, trẻ em trong khu phố và các vùng lân cận đã tích cực tham gia hoạt động ngoài trời thay vì ở trong nhà. Em Trương Kim Ngân (học sinh Trường tiểu học Phúc Tân) chia sẻ. “Trước kia chưa có khu vui chơi, em chủ yếu ở nhà xem ti vi và sử dụng điện thoại. Từ khi có khu vui chơi, chiều nào sau giờ tan học em cũng ra đây, em thấy rất vui khi được chơi cùng các bạn”.

Không chỉ là điểm vui chơi của trẻ em, công viên rừng Phúc Tân còn là địa điểm giao lưu, tập thể dục của người dân trong khu phố và các vùng lân cận vào mỗi buổi sáng và chiều.

Nơi đây đã trở thành điểm vui chơi của các bạn nhỏ sau mỗi buổi chiều. Ảnh: Hùng Khang.

Nơi đây đã trở thành điểm vui chơi của các bạn nhỏ sau mỗi buổi chiều. Ảnh: Hùng Khang.

“Cứ rảnh lúc nào là tôi ra đây, không chỉ riêng tôi mà người dân cũng đều ra đây tập thể dục và giao lưu nói chuyện với nhau rất vui tươi”. Ông Nguyễn Ngọc Luân - Tổ trưởng tổ dân phố số 1, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm chia sẻ.

Dự án công viên Phúc Tân được thực hiện bởi Doanh nghiệp xã hội Think Playgrounds, cùng các đoàn thể xã hội đã mang lại diện mạo mới cho khu vực này, đồng thời nâng cao nhu cầu hưởng thụ của người dân, hướng tới việc khơi dậy mọi giác quan của con người.

Sân chơi ở vườn rừng này tạo ra không khí vui tươi và gắn kết người dân với nhau. Người cao tuổi trong khu phố cũng có điều được gặp gỡ và trò chuyện cùng mọi người.

Trước đây đúng là bãi rác hôi thối, phế liệu, mùi rác bốc lên nồng nặc không ai tới. Sau khi cải tạo thành sân chơi công viên rừng thì nơi đây thành địa điểm cho trẻ con vui chơi, người lớn có thể tập thể dục mà không phải đi đâu xa. Từ khi có sân chơi cuộc sống tôi hạnh phúc và vui vẻ hơn rất nhiều ". Bà Phan Thị Phúc chia sẻ.

Không giống bất kỳ một công viên nào trên địa bàn Hà Nội, ngoại trừ sân bóng rổ, tất cả khu vui chơi , tập luyện tại công viên đều là nền đất tạo sự thân thiện với môi trường. Người dân ở phường Phúc Tân cũng bày tỏ mong muốn mô hình bày sẽ được nhân rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, để người già và trẻ nhỏ có thêm không gian để vui chơi và tập thể dục.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.