Nghị định số 94 hướng dẫn Luật Trồng trọt có tất cả 4 chương, 17 điều quy định chi tiết quản lý nhà nước, thủ tục hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng và canh tác. |
Luật Trồng trọt số 94 có tất cả 4 chương, 17 điều quy định chi tiết quản lý nhà nước, thủ tục hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, canh tác bao gồm: Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng...
Trong quy định về lĩnh vực canh tác bao gồm quy định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước.
Nghị định 94 quy định điều kiện chuyển tiếp nhãn của giống cây trồng đang lưu hành được phép sử dụng trong vòng 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Các cơ sở khảo nghiệm đã được chỉ định trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được tiếp tục hoạt động đến ngày 31/12/2020.
Giống giống cây trồng hiện đang được sản xuất, kinh doanh nhưng không có Quyết định công nhận giống cây trồng mới được tiếp tục sản xuất kinh doanh trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Như vậy, với việc trước đó ngày 14/11/2019, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 84/2019/NĐ-CP về quản lý phân bón, hướng dẫn thi hành một số điều của của Luật Trồng trọt thay thế Nghị định 108, Luật Trồng trọt đã chính thức hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vự giống cây trồng và phân bón, chính thức có hiệu lực theo đúng tiến độ là 1/1/2020.