| Hotline: 0983.970.780

Bản làng đuổi 'con ma đói'

Thứ Năm 19/08/2021 , 10:24 (GMT+7)

Xã Sinh Long, huyện Na Hang (Tuyên Quang) có những bản người Mông, Dao ở tít trên ngọn núi cao. Nơi ấy cái nghèo vẫn còn nhưng cái đói đã được đuổi đi.

Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo ở xã Sinh Long chiếm gần 50% số hộ toàn xã. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo ở xã Sinh Long chiếm gần 50% số hộ toàn xã. Ảnh: Đào Thanh.

Sinh Long là xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Xã có 682 hộ dân thì 49,1% hộ nghèo. Trước đây, xã Sinh Long nghèo là do giao thông, đi lại quá khó khăn; tập quán canh tác lạc hậu, bà con trồng cấy gì cũng chỉ một vụ, còn lại để đất trống, mặc cho trong bồ hết thóc, ngoài vườn hết rau.

Những cái khó ấy đang dần được khắc phục khi hệ thống giao thông dần được kiên cố, đi lại thông thương thuận lợi, giao lưu phát triển nên cái đầu của bà con người Mông, người Dao cũng dần sáng hơn.

Gia đình lúc nào gia đình ông Lầu Văn Ló thôn Phiêng Ten cũng có từ 10 con trâu trở lên, hằng năm thu lãi gần 200 triệu đồng từ bán trâu. Ông Ló cho biết, trước đây, gia đình đông con, làm nương cứ thiếu trước hụt sau. Vì thế “con ma đói” nó cứ quanh quẩn khắp nhà. Nghe lời mách nước của cán bộ xã rằng nuôi con trâu cũng như nhà nghèo chắt chiu, sẽ tích gió thành bão, mình mạnh dạn vay vốn tậu một cặp trâu nái. Thấy cán bộ nói đúng, mình làm theo và hiệu quả thật.

Học tập anh Ló, giờ ở bản Phiêng Ten đã có đến 10 hộ nuôi trâu, bò vỗ béo. Hiện nay, toàn thôn Phiêng Ten có 33 hộ dân (100% là người Mông) thì chỉ còn 5 hộ nghèo. Trong khi ở nhiều thôn trong xã, chuyện học phổ thông còn rất nhọc nhằn thì Phiêng Ten đã có 2 người thi đỗ đại học. Đó là niềm tự hào lớn của thôn.

Vượt qua những đoạn đường bê tông phẳng lỳ, thôn Phiêng Ngàm hiện lên trước mắt tuyệt đẹp, như thung lũng trên cao nguyên. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là tiếng máy cày làm đất vang khắp xóm làng. Thôn Phiêng Ngàm có 123 hộ dân thì có gần 100 hộ có máy cày mini.

Chè shan tuyết là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu ổn định cho bà con xã Sinh Long. Ảnh: Đào Thanh.

Chè shan tuyết là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu ổn định cho bà con xã Sinh Long. Ảnh: Đào Thanh.

Có máy cày, việc làm đất cũng nhanh và thuận lợi hơn rất nhiều, nhất là trong công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Nếu trước kia 20ha đất ruộng của thôn chỉ cấy 1 vụ, vụ còn lại hầu như để đất trống, thì nay bà con đã biết trồng ngô tăng vụ, không để ruộng hoang.

Từ năm 2016, khi con đường vào thôn Phiêng Ngàm được bê tông những đoạn khó đi nhất, cán bộ vào thôn hướng dẫn dễ hơn, bà con cũng không “ngại” ra trung tâm xã dự họp, dự tập huấn và chở nông sản tiêu thụ nên đời sống cũng dần khá hơn. Có đường mới mở, cánh đồng lúa, nương chè cũng tốt tươi hơn vì có phân bón. Bà con cũng nỗ lực bảo nhau để cuộc sống dần khấm khá lên. Năm 2020 thôn giảm được 12 hộ nghèo, đến nay thôn còn 43 hộ.

Anh Hoàng Văn Dành, Trường thôn Phiêng Ngàm cho biết, khi ai cũng biết tính, cũng chí thú chăn nuôi, trồng trọt tăng gia sản xuất thì chẳng còn sợ con ma đói, ma nghèo, sự ấm no, phú quý sẽ nằm trong tầm với.

Thúc đẩy kinh tế của Sinh Long phát triển, những năm qua, Nhà nước đã có các chương trình, dự án như hỗ trợ cây con giống giúp bà con chuyển đổi cây trồng vật nuôi, đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản, tạo điều kiện về vốn vay ưu đãi... Trong đó, riêng năm 2016 có 30 hộ của xã được hỗ trợ 180 triệu đầu tư mua trâu sinh sản, được đầu tư 950 triệu đồng xây dựng công trình đường giao thông tại thôn Phiêng Ngàm, tổng chiều dài hơn 900m.

Chính quyền địa phương cũng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho bà con vay hơn 19 tỷ đồng đầu tư xóa đói, giảm nghèo. Đến nay, xã đã có hơn 1.000 con trâu, 238 con bò, 3.000 con lợn và hơn 9.600 con gia cầm...

  • Tags:
Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Gạo ST25 được phân hạng tiềm năng OCOP 5 sao

Sóc Trăng Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức chấm điểm, phân hạng OCOP 5 sao đối với sản phẩm Gạo thơm ST25 của huyện Trần Đề.