| Hotline: 0983.970.780

Bán phân bón Lâm Thao để lương tâm không bị áy náy

Thứ Ba 01/06/2021 , 17:38 (GMT+7)

Đó là câu nói của anh Phạm Văn Hòa-đại lý cấp một ở xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chuyên phân phối phân bón cho Đại Từ, Đồng Hỉ và thành phố.

Day dứt giữa bán hàng chính hãng và hàng ngoài

Anh kể mình bán hàng phân bón từ năm 2003 và thấy chưa hãng nào vượt qua chất lượng được hàng của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Tuy nhiên quãng thời gian từ năm 2016-2018 ở đây đã xuất hiện một “cơn bão” hàng phân NPK giá rẻ hơn hàng của Lâm Thao hay một số công ty lớn khác từ 700.000đ-1 triệu/tấn, tràn vào thị trường, cạnh tranh khốc liệt.

Trong khi đó mẫu mã cứ na ná giống. Lâm Thao có biểu tượng 3 cành lá cọ thì họ 5 cành lá cọ hay 5 cành lá khoai, Bình Điền có biểu tượng đầu trâu thì của họ có nửa con trâu. Thêm vào đó, hàng giá rẻ còn cho chịu dài, khuyến mãi nhiều, tặng đủ thứ từ chai nước mắm, lọ dầu gội đến gắp thăm trúng thưởng vàng 9999.

Tết trung thu, Tết nguyên đán, 8/3…hay nhiều dịp khác người mua hàng là có quà khuyến mãi. Thấy người dân nhào vào mua các loại hàng này mà anh Hòa cảm thấy xót cho họ bởi giá không tương xứng với chất lượng, thay đổi mẫu mã liên tục để lừa dối khách, có những mặt hàng năm ngoái tràn ngập thị trường nhưng năm nay đã vắng bóng.

Dây chuyền xuất hàng tại nhà máy. Ảnh: Dương Đình Tường.

Dây chuyền xuất hàng tại nhà máy. Ảnh: Dương Đình Tường.

Giữa “cơn bão” ấy từ một đại lý bán 20-30.000 tấn các loại phân/năm thị phần của anh Hòa bị giảm cỡ 20%. Tuy nhiên anh tâm sự: “Khi công ty Lâm Thao gặp khó khăn trong tiêu thụ chúng tôi là đại lý cũng khó khăn nhưng quyết không bỏ dù có thể bán 100 tấn hàng ngoài là có thể lãi bằng 1.000 tấn của Lâm Thao. Từ lúc chúng tôi khởi nghiệp có được như ngày hôm nay cũng là nhờ Lâm Thao.

Dẫu vậy, lúc công ty gặp khó khăn mà bỏ hết các loại khác đi để chỉ bán riêng mình Lâm Thao thì cũng không được vì lấy gì để nuôi quân? Làm hàng ngoài (hàng phân bón giá rẻ, chất lượng không ổn định-PV) để lấy ngắn nuôi dài mà thôi.

Mỗi năm vài chục lần các nhà máy mới mở chào mời chúng tôi lấy hàng, thậm chí còn chuyển hàng đến theo đường bưu điện để giới thiệu. Càng bán hàng ngoài chúng tôi càng thấy áy náy lương tâm bởi chất lượng của chúng không ổn định, trong khi các hãng phân lớn như Lâm Thao, Bình Điền, cứ yên tâm cho các đoàn kiểm tra, thanh tra đến bốc mẫu thoải mái.

Vợ chồng ông Lê Văn Đắc ở xã Tân Linh huyện Đại Từ đang hái chè. Ảnh: Dương Đình Tường.

Vợ chồng ông Lê Văn Đắc ở xã Tân Linh huyện Đại Từ đang hái chè. Ảnh: Dương Đình Tường.

Đấy là các đại lý lớn cấp một đã thế còn nhỏ cấp hai, cấp ba họ còn lấy hàng chất lượng có khi kém hơn nên trước mỗi đợt kiểm tra cứ chạy như vịt. Phải cất giấu hàng, đóng kho hoặc chọn cách bán trực tiếp, kể cả nông dân đặt một bao họ cũng chở đến tận nơi vì lợi nhuận một bao đó có khi bằng bán cả một tấn hàng xịn và không có ai lại đi kiểm tra nông dân cả. Ngoài ra, các đại lý cấp hai thích đánh hàng của các công ty phân bón nhỏ lẻ, chất lượng không ổn định còn với mục đích để nâng tầm lên đại lý cấp một…”

Cũng theo anh Hòa, giữa cuộc chiến ấy, các đại lý lớn đều giảm sản lượng. Hạ giá là con đường duy nhất, dù đau đớn như tự chặt vào tay nhau để đại lý giữ sản lượng. May là đợt này công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã có cách bán hàng mới, sản phẩm mới, tem nhãn thông minh nên mọi việc đã thuận lợi hơn rất nhiều.

Đã từ lâu mới thấy lại tình trạng Lâm Thao bị “cháy hàng” như năm nay. Theo đúng kỹ thuật phân NPK 12.5.10 phải để lưu kho tại nhà máy 3 ngày rồi mới xuất bán nhưng đến thời vụ, nhiều khi đại lý thấy khan hàng quá, cam kết lấy luôn hàng lúc còn đang nóng, chấp nhận có thể vón cục một chút để về kịp phục vụ cho bà con.

Một nắm chè vừa hái. Ảnh: Dương Đình Tường.

Một nắm chè vừa hái. Ảnh: Dương Đình Tường.

“Xưa nông dân lạm dụng phân hóa học nhưng ngót 10 năm nay đã bắt đầu biết dùng phân bón hữu cơ để bổ sung. Là thương hiệu lớn nhưng Lâm Thao nhập cuộc chơi này hơi muộn, tuy nhiên lại ra dòng sản phẩm khác biệt là hữu cơ khoáng, kết hợp sự ưu việt của cả hữu cơ lẫn vô cơ. Phân bón Lâm Thao vốn có tiếng là chất lượng, giờ chỉ cần quảng bá mạnh là có thể lan tỏa được nhưng do tình hình dịch Covid 19 kéo dài nên chúng tôi vẫn chưa làm được hội thảo.

Từ tháng 1 năm nay, bà con bắt đầu dùng thử dòng sản phẩm hữu cơ khoáng, thích quá nên đã đặt mua cỡ 2.000 tấn mà nhà máy chỉ đáp ứng được có 500 tấn nên chúng tôi toàn bị khách giục. Về chè, chúng tôi còn đặt cỡ 1.000 tấn phân bón hữu cơ khoáng theo công thức riêng để cây có thể phát triển một cách cân đối nhất...”

Thực tế từ những đồi chè

Sau cuộc nói chuyện, chúng tôi lên đường xuống cơ sở để thực tế. Anh Nguyễn Văn Quân-đại lý cấp hai ở xã Tân Linh cho hay mỗi năm bán 600-700 tấn trong đó có khoảng 400 tấn là hàng của Lâm Thao.

Khoảng 90% nông dân ở đây có thói quen mua chịu theo từng lứa chè, cứ 2 tháng trả tiền lần cũ để lấy hàng lần mới: “Loại phân mới hữu cơ khoáng của Lâm Thao bón xuống chỉ 15-20 ngày thấy cây đã khác, đặc biệt sau mưa, thấy xanh lá, năng suất rồi còn chất lượng của chè thay đổi ra sao còn phải chờ thời gian nữa vì một lứa phải 35-37 ngày”.

Máy sấy chè của ông Đắc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Máy sấy chè của ông Đắc. Ảnh: Dương Đình Tường.

Đại lý Tô Hữu Thanh ở xã Tân Linh có kinh nghiệm bán hàng phân bón trên 20 năm, mỗi năm trên 1.000 tấn bảo với tôi rằng các hãng phân khác vào tiếp thị rất nhiều nhưng mình chỉ chọn mỗi Lâm Thao bởi dân thích. Nói rồi anh Thanh dẫn chúng tôi lên vườn chè của nhà ông Lê Văn Đắc ở xóm 5. Vườn rộng 1,5 mẫu, mỗi năm hái 6 lứa chính, 2 lứa phụ, thu tổng cộng khoảng 1,5 tấn hàng khô.

Trong xóm chỉ còn cỡ 20% hộ là còn tự làm chè khô như ông Đắc, còn lại hầu hết đã bán tươi luôn cho những vùng sản xuất khác ở Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân-những nơi có thương hiệu, có công nghệ chế biến tốt hơn.

Ông Đắc chia sẻ: “Phân hóa học mà nhất là phân đạm bón xuống bốc nhanh nhưng dùng lứa nào cây ăn hết lứa ấy, không năng suất, nhanh bị chết cành nên khi nghe có loại phân mới hữu cơ khoáng của Lâm Thao chúng tôi đã tìm mua.

Đầu tháng hai âm lịch, vãi phân xong thì đốn chè. Đến giờ cây ra lá thấy xanh hơn, dày hơn còn chưa sao nên chưa biết chất lượng thế nào nhưng thường thì cứ chè xanh thì khi sao sẽ ra màu xanh đen, bóng, pha nước sẽ xanh. Sản phẩm phân này tuy mới nhưng sau khi dùng thử chúng tôi sẽ còn mua tiếp…

Những bụm chè sau khi nhai ném mà dính trên vách thế này là chất lượng tốt. Ảnh: Dương Đình Tường.

Những bụm chè sau khi nhai ném mà dính trên vách thế này là chất lượng tốt. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cùng lứa đốn ấy nhà hàng xóm dùng loại phân khác khiến lá cây vàng, mỏng hơn, xòe (bị ban) khi sao sẽ nở ra, không thành búp. Họ gọi bán nhưng chúng tôi cũng không mua bởi giá có rẻ hơn đi chăng nữa nhưng chất lượng của chè sẽ kém”.

Thực tế nhiều năm sao chè đã cho ông Đắc kinh nghiệm khi quay lửa lấy hương, để thử chất lượng thì cứ nhai một nhúm nhỏ rồi cảm nhận bằng đầu lưỡi. Phải nhiều “bột” mịn, dẻo, ném lên vách đất cứ dính không chịu rơi mới có đủ “nhựa” chè. Còn nhai mà bã rời ra, ném lên vách đất cứ rơi lộp bộp xuống là hàng không đạt.

Một thực trạng chung của vùng Đại Từ là thanh niên đã bị hút vào hết khu công nghiệp nên giờ chăm sóc chè chủ yếu là trung niên hay người già. Khi hái chè nông dân thường đổi công cho nhau. Qua những lá chè dày hay mỏng, xanh hay vàng, sao thành búp hay bị “ban” là họ biết nhà nào dùng phân bón đúng hay sai ra sao.

“Nay tình trạng khan hàng vì nguyên liệu tăng giá liên tục khiến các nhà máy nhỏ nhiều cái phải đóng cửa, chỉ còn những nhà máy lớn mới trụ lại được. Nhưng cũng không vì vậy mà công ty Lâm Thao “té nước theo mưa”, tăng giá vô tội vạ”.

Xem thêm
AgroViet 2024 - Cầu nối mở rộng thương mại nông sản

Ngày 20/11, Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024 được khai mạc tại Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Hà Nội).

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.