| Hotline: 0983.970.780

Bản Quây lo ngại với vết sạt lở đang to dần

Thứ Năm 19/09/2024 , 14:56 (GMT+7)

SƠN LA Người dân bản Quây, xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu đang hồi hộp, lo lắng từng phút bởi một vết nứt dài 150m tại đồi Co Nỏng, nằm ngay phía trên khu dân cư...

Lãnh đạo xã hỏi thăm tình hình bà con tại bản Quây.

Lãnh đạo xã hỏi thăm tình hình bà con tại bản Quây.

Lo lắng vì vết sạt lở to dần

Bản Quây, xã Chiềng Ngàm, là bản đặc biệt khó khăn; bản có 102 hộ dân, 494 nhân khẩu, 100% dân tộc Thái; đa số người dân nơi đây sinh sống bằng nghề nông (trồng ngô, sắn, cây ăn quả, chăn nuôi,...) tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao (tỷ lệ hộ nghèo năm 2024 là 30,39%, cận nghèo là 22,54%).

Khu vực địa hình phức tạp, độ dốc lớn, xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lũ. Qua rà soát có 28 hộ dân, 155 nhân khẩu và 01 nhà văn hoá bản nằm trong khu vực ảnh hưởng cung trượt lớn, trong đó: 08 hộ dân với 42 nhân khẩu đang có nguy cơ bị ảnh hưởng rất cao; 20 hộ dân với 113 nhân khẩu và 01 nhà văn hoá bản nằm trong khu vực nguy hiểm.

Vết nứt tại khu Co Nỏng. Ảnh: Đức Bình.

Vết nứt tại khu Co Nỏng. Ảnh: Đức Bình.

Tại khu đất đồi lâm nghiệp (khu Co Nỏng) phía trên khu dân cư xuất hiện vết nứt cung trượt lớn kéo dài khoảng 150 m, khe hở vết nứt rộng trên 20 cm và ngày càng nới rộng thêm, độ sâu sụt lún khoảng 10 - 15 cm; từ vết nứt đến khu dân cư (nhà gần nhất) khoảng 120m. Ngay giữa vết nứt kéo dài có 2 khối đá khối lượng khoảng 100 - 150 m3 tiềm ẩn nguy cơ cực kỳ cao lăn xuống phía dưới.

“Sau bão số 3, ngày nào bà con cũng kiểm tra vết nứt, lo lắng vì vết sạt lở to dần, trời nắng thì tranh thủ về bản nấu cơm ăn, đêm không ai dám ngủ lại, các gia đình đều cố gắng di dời sang lán khác cho an toàn dù xa đến đâu, trong lúc chờ nơi ở mới, tôi vẫn động viên bà con không nên quay về bản trong khoảng thời gian này", ông Cà Văn Chỉnh, trưởng bản Quây chia sẻ.

Vùng sạt lở "ngóng chờ" ngân sách

Ngay sau khi phát hiện vết nứt, UBND huyện Thuận Châu tiến hành kiểm tra và đánh giá mức độ nguy hiểm, theo đó, ngày 21/8, huyện đã gửi đề xuất dự án xây dựng khu tái định cư mới cho tỉnh để nhận được sự hỗ trợ trong việc tái thiết cuộc sống của người dân bản Quây.

Điểm tái định cư Ten Ngoạng ở khu vực an toàn, không có nguy cơ sạt lở. Ảnh: Đức Bình.

Điểm tái định cư Ten Ngoạng ở khu vực an toàn, không có nguy cơ sạt lở. Ảnh: Đức Bình.

Dự kiến, điểm tái định cư tên là Ten Ngoạng cách bản cũ về phía Nam khoảng 750m; địa hình nơi đây bằng phẳng, diện tích rộng khoảng 12ha đất nông nghiệp, có khả năng đáp ứng được hơn 102 hộ dân.

Hệ thống nước sinh hoạt được nâng cấp, sửa chữa từ công trình cấp nước ở bản cũ, lấy từ chân núi Huẩy Đông Xe, qua đánh giá đã đủ độ dốc và áp lực nước tự chảy đến địa điểm mới.

Ngay cạnh khu đất có đường điện 35 kv đi qua, thuận lợi việc hạ thế 1 trạm biến áp để cung cấp điện cho 102 hộ và nhà văn hoá bản.

Đường lên từ bản cũ sang vị trí mới xuống cấp nghiêm trọng, mưa sẽ khiến việc đi lại vô cùng khó khăn, đường sản xuất đi thông sang bản Tam xã Chiềng Ngàm, vào mùa khô xe ô tô tải trọng dưới 5 tấn có thể lưu thông qua.

Lối lên vị trí ở mới khá xấu, dính mưa sẽ không thể di chuyển. Ảnh: Đức Bình.

Lối lên vị trí ở mới khá xấu, dính mưa sẽ không thể di chuyển. Ảnh: Đức Bình.

Trong khu đất mới có đủ diện tích để thiết kế hệ thống đường nội bộ, rãnh thoát nước, vị trí tương đối bằng phẳng cho việc san ủi nền nhà.

Gần 1 tháng trôi qua, xã vẫn chưa thể tiến hành do phải chờ nguồn kinh phí, bà con bản Quây đang mong ngóng từng ngày để được chuyển tới vị trí ở mới, sớm thoát khỏi nỗi sợ mang tên sạt lở.

Xem thêm
Đề nghị xem xét kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể

Ông Nguyễn Văn Thể bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật do có những vi phạm trong giai đoạn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Cây bưởi góp phần xây dựng nông thôn mới ở Thượng Mỗ

Cách đây 30 năm một số nông dân xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội đã tiên phong trong việc mang giống bưởi Diễn về trồng thử ở quê mình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.