| Hotline: 0983.970.780

Báo cáo triển vọng thị trường gạo của FAO và OECD nói gì về Việt Nam?

Thứ Năm 08/07/2021 , 11:16 (GMT+7)

Campuchia và Myanmar sẽ được hưởng lợi khi thị phần của các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ giảm trong 10 năm tới.

Một phụ nữ nông dân ở ngoại thành Hà Nội thu hoạch lúa ngày 7/6/2018. Ảnh: Reuters

Một phụ nữ nông dân ở ngoại thành Hà Nội thu hoạch lúa ngày 7/6/2018. Ảnh: Reuters

“Thị phần xuất khẩu của năm nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ - dự kiến ​​sẽ giảm từ 74% xuống 70%. Trong đó những thay đổi về cơ cấu giống lúa cùng với xu hướng tập trung vào mở rộng diện tích trồng các giống lúa chất lượng cao hơn chắc chắn sẽ giúp Việt Nam giảm bớt đáng kể sự phụ thuộc vào Trung Quốc”, báo cáo đánh giá triển vọng thị trường của hai tổ chức cho biết.

Dự báo này vừa được đưa ra trong báo cáo triển vọng nông nghiệp thường niên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - một câu lạc bộ các nước giàu và Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO).

Theo đó, triển vọng thương mại ngũ cốc toàn cầu trong vòng 10 năm tới bao gồm lúa mì, ngô và gạo dự kiến ​​sẽ tăng 21% lên 542 triệu tấn vào năm 2030.

“Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan sẽ tiếp tục dẫn đầu hoạt động thương mại gạo toàn cầu, tuy nhiên Campuchia và Myanmar được đánh giá ​​sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu gạo toàn cầu”, báo cáo của FAO và OEDC nhận định.

Các chuyên gia cho biết, thương mại gạo quốc tế 10 năm qua đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 1,5% mỗi năm. Và dự kiến, tăng trưởng thương mại gạo ​​sẽ tăng lên khoảng 2,6% hàng năm trong thập kỷ tới, tương đương 16 triệu tấn và đạt con số 62 triệu tấn vào năm 2030.

Ngoài ra, Thái Lan cũng được dự báo sẽ tiếp tục đóng vai trò là nhà xuất khẩu gạo quan trọng, mặc dù nước này cũng ​​sẽ phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh hơn. “Nhóm năm nhà xuất khẩu gạo lớn nhất sẽ mất thị phần vào tay các nước thuộc nhóm nước kém phát triển ở châu Á, đặc biệt là Campuchia và Myanmar, do các nước này đang dần trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế”, báo cáo chung nhận định.

Dự báo gạo của Campuchia và Myanmar sẽ lấn chiếm thị phần của các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ảnh: Daily Sun 

Dự báo gạo của Campuchia và Myanmar sẽ lấn chiếm thị phần của các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ảnh: Daily Sun 

Báo cáo triển vọng thị trường dự kiến, hoạt động xuất khẩu gạo từ các nước châu Á kém phát triển hơn sẽ tăng hơn gấp đôi: từ 4 triệu tấn lên 10 triệu tấn vào năm 2030. Nguồn cung lớn cùng với chất lượng gạo xuất khẩu được nâng lên, đặc biệt là dòng gạo Indica sẽ cho phép các nước này chiếm được thị phần nhiều hơn ở các thị trường châu Á và châu Phi.

Báo cáo cho biết, nhu cầu về các dòng gạo khác dự kiến ​​cũng sẽ tiếp tục tăng trong mười năm tới, bao gồm cả gạo Japonica. “Mặc dù cấu trúc thị trường khác nhau do liên quan đến địa lý- vùng sản xuất, sở thích của người tiêu dùng và chính sách, hầu hết các mô hình nông nghiệp đều không phân biệt giữa hai củng loại gạo này”, theo các chuyên gia. Tuy nhiên, xét về trung và dài hạn, biến đổi khí hậu được cho là sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cả hai giống lúa gạo trên.

Các phỏng đoán sử dụng mô hình kinh tế lúa gạo trong điều kiện biến đổi khí hậu mới nhất dựa trên sáu kịch bản, cho thấy giá gạo Japonica trên thị trường quốc tế sẽ “biến động” hơn so với giá gạo Indica.

Phạm vi đánh giá mô hình bao gồm các quốc gia sản xuất và thị trường tiêu thụ lúa gạo lớn như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Campuchia, Lào, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Liên minh Châu Âu (bao gồm cả Vương quốc Anh), Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Pakistan, Brazil, Côte d'Ivoire, Ai Cập, Madagascar và Nigeria.

Theo đó, hai kịch bản chính của mô hình đều đánh giá rằng hệ thống nông nghiệp và đổi mới sản xuất ở Việt Nam và Trung Quốc “sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định giá gạo quốc tế, cả trung và dài hạn trong bối cảnh sản xuất lúa gạo ngày càng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu”.

(OEDC; FAO)

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.