| Hotline: 0983.970.780

Báo chí đồng hành, tạo động lực cho ngành nông nghiệp vượt khó khăn

Thứ Tư 12/01/2022 , 22:24 (GMT+7)

Ngày 12/1, Bộ NN-PTNT gặp mặt báo chí nhân dịp xuân Nhâm Dần 2022 với sự chủ trì của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ tại buổi gặp mặt báo chí nhân dịp xuân Nhâm Dần 2022. Ảnh: Minh Phúc.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ tại buổi gặp mặt báo chí nhân dịp xuân Nhâm Dần 2022. Ảnh: Minh Phúc.

Năm 2021, ngành NN-PTNT tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt là tác động lớn của dịch bệnh Covid-19 đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản...

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn tạo nên bước tăng trưởng vượt bậc, đạt “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa đẩy mạnh sản xuất phát triển, phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Năm 2021, giá trị gia tăng toàn ngành tăng 2,85% - 2,9%, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%; kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 48,6 tỷ USD.

Nhận diện về những khó khăn, thách thức trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngay từ đầu năm 2021, Bộ NN-PTNT đã xác định: “Khó khăn nhiều, thách thức lớn, nhưng phải hết sức bình tĩnh, “nóng nhưng không vội” để cùng nhau chung sức, đồng lòng thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ, Quý III/2021, nền kinh tế tăng trưởng âm 6,78%. Mặc dù chúng ta đã chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp nhưng số hộ sản xuất nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số, với 7,8 triệu thửa ruộng.

Thứ nữa, hạ tầng của lĩnh vực lâm nghiệp, thuỷ sản, trồng trọt rất yếu, công nghệ chậm đổi mới. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cuối năm 2021 chỉ có 14.400 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp (trên tổng số hơn 800.000 doanh nghiệp).

Như vậy, chúng ta chưa thể có đầu kéo để "đoàn tàu" nông nghiệp tăng tốc nhanh. Đó là chưa kể biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, và các loại dịch bệnh như: Dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, viêm da nổi cục trên trâu bò, dịch bệnh trên cây trồng... diễn biến phức tạp.

Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Minh Phúc.

Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Minh Phúc.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, nhờ sự chủ động, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, địa phương; sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp các HTX, bà con nông dân và sự đồng hành của các cơ quan báo chí, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được những kết quả ngoạn mục.

“Các cơ quan báo chí không chỉ lan toả thông tin mà còn phản biện, nêu gương người tốt việc tốt, mô hình tốt, để tạo động lực cho ngành nông nghiệp vượt qua khó khăn, đạt tốc độ tăng trưởng cao”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Đặc biệt, năm 2021, sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm trước, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn.

Sản lượng thịt các loại đạt 6,69 triệu tấn, tăng 3,2% so với năm 2020, sữa tươi đạt trên 1,2 triệu tấn, tăng 10,5%; trứng 17,5 tỷ quả, tăng 5,1%. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tiếp tục đẩy nhanh phát triển bền vững cả nuôi trồng thuỷ sản và khai thác trong điều kiện khó khăn.

“Riêng năm 2021, cả nước có 30 cảng cá người lao động bị nhiễm F0. Tuy nhiên, chúng ta vẫn khắc phục khó khăn để hoàn thành vượt kế hoạch được giao về xuất khẩu thuỷ sản”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Đặc biệt, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 15,6 tỷ USD, thặng dư 12,3 tỷ USD, diện tích trồng rừng đạt 260.000ha, tăng 5,4%, thu dịch vụ môi trường rừng trên 3.100 tỷ đồng.

Nhân dịp đón xuân Nhâm Dần 2022, thay mặt lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chúc toàn lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí sức khoẻ, niềm hạnh phúc, tiếp tục không ngừng đổi mới, sáng tạo... để góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước và sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng hiện đại, văn minh, giàu đẹp.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm