| Hotline: 0983.970.780

Cuộc “nội chiến” dai dẳng ở Hoa Kỳ

Bạo lực quá mức và hệ lụy

Thứ Tư 10/06/2020 , 06:01 (GMT+7)

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) tuyên bố sự tàn bạo của cảnh sát là phổ biến, và liên kết trực tiếp đến di sản của phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Việc lạm quyền và quá mức bạo lực là căn bệnh chung của cảnh sát Hoa Kỳ. Ảnh: Getty Images.

Việc lạm quyền và quá mức bạo lực là căn bệnh chung của cảnh sát Hoa Kỳ. Ảnh: Getty Images.

Cảnh sát giết người một lần nữa là tiêu điểm tại Hoa Kỳ. Đoạn video về cái chết của George Floyd khơi gợi làn sóng phẫn nộ về việc cảnh sát giết người Mỹ da đen và mở lại những vết thương sâu sắc về bất bình đẳng chủng tộc trên toàn nước Mỹ.

Bạo lực cảnh sát ở Minneapolis

Trong 430.000 người của thành phố Minneapolis, 20% là người da đen. Nhưng khi cảnh sát dùng các hành vi cơ bắp như đá, giữ cổ, đấm, xô, triệt phá, dùng gậy, súng điện…, có tới gần 60% thời gian người chịu đựng các hành vi đó là người da đen. Và đó chỉ là theo số liệu riêng của thành phố.

Các nhà lãnh đạo cộng đồng cho biết tần suất cảnh sát sử dụng vũ lực chống lại cư dân da đen giúp giải thích cơn thịnh nộ trong thành phố vượt ra ngoài cái chết của ông George Floyd, mà giám định y tế đã phán quyết là một vụ giết người.

Theo thống kê của New York Times, kể từ năm 2015, cảnh sát thành phố Minneapolis bị ghi nhận sử dụng vũ lực khoảng 11.500 lần, trong đó ít nhất 6.650 hành vi vũ lực nhằm vào người da đen.

Để so sánh, cảnh sát chỉ sử dụng vũ lực khoảng 2.750 lần chống lại người da trắng, những người chiếm khoảng 60% dân số.

Như vậy, cảnh sát ở Minneapolis sử dụng vũ lực chống lại người da đen với tỷ lệ ít nhất gấp bảy lần so với người da trắng trong 5 năm qua.

Dave Bicking, cựu thành viên của cơ quan đánh giá cảnh sát dân sự tại thành phố Minneapolis, cho biết: Kể từ năm 2015, "ghìm cơ thể" được sử dụng khoảng 2.200 lần chống lại người da đen, gấp đôi số lần nó được sử dụng để chống lại người da trắng.

“Kiềm chế cổ vô thức”, trong đó một sĩ quan đang cố gắng khiến ai đó bất tỉnh, được cảnh sát thành phố Minneapolis sử dụng 44 lần trong 5 năm qua - 27 trong số đó là người da đen. Hành vi này đã chính thức bị thành phố cấm kể từ ngày 5/6/2020.

Các cuộc biểu tình ở Minneapolis cũng được thúc đẩy bởi ký ức về một vụ người da đen bị giết bởi các sĩ quan cảnh sát, nhưng các cảnh sát này không bao giờ phải đối mặt với cáo buộc hoặc được tha bổng.

Họ bao gồm Jamar Clark, 24 tuổi, bị bắn ở Minneapolis vào năm 2015. Sau đó, các công tố viên cho biết, anh ta cố gắng lấy một khẩu súng của sĩ quan.

Một năm sau, Philando Castile, 32 tuổi, có bạn gái phát trực tiếp hậu quả của vụ nổ súng nhằm vào anh ta ở vùng ngoại ô thành phố Minneapolis.

Và Thurman Blevins, 31 tuổi, bị bắn ở Minneapolis vào năm 2018 khi anh ta hét lên, “Làm ơn đừng bắn tôi”, trong khi chạy qua một con hẻm.

Đứng trước sự phẫn nộ của dư luận, 9 trên 13 thành viên hội đồng thành phố tuyên bố sẵn sàng giải tán Sở cảnh sát.

Căn bệnh chung

Các cuộc biểu tình bắt đầu ở Minneapolis, nhanh chóng lan rộng khắp Hoa Kỳ. Tại nhiều thành phố như New York, Atlanta, Oakland, Dallas,… nó đã biến thành bạo động.

Không khó để thấy lý do tại sao rất nhiều người tức giận.

1.004 người bị bắn và giết bởi các nhân viên thực thi pháp luật Hoa Kỳ vào năm 2019, theo dữ liệu thống kê của Washington Post về các vụ nổ súng của cảnh sát. Trong khoảng thời gian 5 năm (2015 - 2019), khoảng 4.939 người thuộc mọi chủng tộc bị cảnh sát Mỹ bắn chết. Nhiều người trong số họ là người Mỹ gốc Phi. Vì vậy, một người đàn ông da đen bị giết bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng dường như xảy ra hàng ngày ở Hoa Kỳ.

The Post xem xét 10 thành phố 'bạo lực' nhất Hoa Kỳ, được xác định bởi số người bị cảnh sát Mỹ bắn chết trong năm 2016, và gửi đi một bản khảo sát. 7 trong số 10 thành phố hồi âm, gồm Baltimore, Detroit, Memphis, Milwaukee, Oakland, St Louis và Stockton.

Trong khung thời gian này, có báo cáo 253 người bị lực lượng cảnh sát bắn chết, thêm 478 người bị bắn may mắn sống sót. Điều này có nghĩa là 731 người bị cảnh sát bắn chỉ trong 7 thành phố của Mỹ trong vòng 5 năm.

Khái quát hóa mô hình trên khắp Hoa Kỳ, điều đó có thể gợi ý rằng, có gần 5.000 người bị các đơn vị cảnh sát Mỹ bắn, giết giai đoạn 2015-2019. Và có thể có thêm 15.000 người bị thương.

Lực lượng cảnh sát quá mức bạo lực là một vấn đề gây ra “nội chiến” dai dẳng ở Hoa Kỳ.

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) viết trong một tuyên bố ngày 29/5, mô tả sự tàn bạo của cảnh sát là phổ biến, và liên kết trực tiếp đến di sản của phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Tương tự, nghiên cứu của Hiệp hội Sức khỏe Cộng đồng Hoa Kỳ (APHA) được công bố vào năm 2018 cho thấy cảnh sát thường sử dụng vũ lực quá mức đối với người da đen và các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn khác (người thiểu số, người nhập cư, người đồng tính).

Để hiểu được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, APHA báo cáo chỉ riêng trong năm 2016 (năm gần đây nhất tổ chức có thể có dữ liệu đáng tin cậy - bản thân nó là một dấu hiệu cho thấy sự thiếu ưu tiên dành cho vấn đề này) ít nhất 1.019 người đã bị giết do sự can thiệp của cảnh sát và 76.440 người bị thương.

Và cái giá phải trả cho sự tàn bạo của cảnh sát không hề nhỏ, lên tới 1,8 tỷ USD/năm, tờ Qz trích dẫn dữ liệu của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (2010).

Theo Philip M. Stinson, nhà tội phạm học tại Đại học Bowling Green, một nghiên cứu của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công bố vào tháng 11/2015 cho thấy 3,5% người da đen nói họ phải chịu hành vi vũ lực không gây tử vong - hoặc mối đe dọa các hành vi vũ lực đó - trong lần tiếp xúc gần đây nhất của họ với cảnh sát, so với 1,4% người da trắng.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.