| Hotline: 0983.970.780

Cuộc 'nội chiến' dai dẳng ở Hoa Kỳ

Bi kịch của người gốc Phi

Thứ Ba 09/06/2020 , 06:10 (GMT+7)

Đầu năm 2020 là thời gian đặc biệt khó khăn đối với cộng đồng người da đen trên đất Mỹ. Họ phải gắng gượng qua hai cú đánh: bạo lực cảnh sát và virus Corona.

Hình ảnh cảnh sát da trắng Derek Chauvin quỳ gối trên cổ người da đen George Floyd (Ảnh cắt từ clip của nhân chứng).

Hình ảnh cảnh sát da trắng Derek Chauvin quỳ gối trên cổ người da đen George Floyd (Ảnh cắt từ clip của nhân chứng).

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, người da đen, chưa đến 14% dân số quốc gia, chiếm tới 27% trong số gần hai triệu trường hợp được xác nhận nhiễm virus tại Hoa Kỳ (so với 52% người da trắng) và gần 60% ca tử vong ở các quận có số người da đen cao.

Năm 2018, thu nhập bình quân của một hộ gia đình da màu là 41.361 USD, tăng 3,4% so với thập kỷ trước, theo số liệu từ Cục Điều tra Dân số Mỹ. Trong khi đó, thu nhập bình quân của một gia đình da trắng không có gốc Tây Ban Nha là 70.642 USD, tăng 8,8% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế năm 2008.

Những ngày này, khi mối bận tâm chính của xứ cờ hoa có thể chuyển từ virus Corona sang sự tàn bạo của cảnh sát, thì điều không thay đổi là đối tượng đang trả giá lớn nhất cho những khủng hoảng đó - cộng đồng người da đen.

Tin tức gần đây về vụ giết Breonna Taylor và George Floyd là minh chứng rõ ràng.

Ngày 13/3, Breonna Taylor, 26 tuổi, bị bắn hơn tám lần gây tử vong khi đang ngủ, do ba nhân viên cảnh sát vào căn hộ của cô ở Kentucky điều tra ma túy, trong đó cô không liên quan. Không có thuốc được tìm thấy tại căn hộ của cô và cuộc điều tra đang diễn ra.

Gần đây nhất, George Perry Floyd, một người đàn ông da đen, chết vào ngày 25/5 tại Powderhorn ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Hoa Kỳ, sau khi bị cảnh sát còng tay và quỳ gối trên cổ. Vụ việc đã làm bùng lên ngọn lửa phẫn nộ, không chỉ của người Mỹ mà trên toàn thế giới.

Trong khi Floyd bị còng tay và nằm úp mặt trên đường phố, viên cảnh sát da trắng Derek Chauvin, thuộc Sở Cảnh sát Minneapolis, quỳ đầu gối lên cổ ông trong 8 phút 46 giây, trong đó bao gồm, theo đơn kiện hình sự chống lại Chauvin) gần ba phút Floyd không phản ứng.

Các cảnh sát viên Tou Thao, J. Alexander Kueng và Thomas K. Lane tham gia vào vụ bắt giữ Floyd, với Kueng giữ lưng Floyd, Lane giữ hai chân, và Thao quan sát, ngăn chặn sự can thiệp của người xung quanh. 

Vụ bắt giữ được tiến hành sau khi Floyd bị buộc tội sử dụng tờ 20 USD giả. Cảnh sát cho biết Floyd chống cự.

Tuy nhiên, một số tổ chức truyền thông nhận xét rằng một camera an ninh gần đó không cho thấy như vậy.

Hai khám nghiệm tử thi của Floyd kết luận rằng ông chết vì bị giết. Báo cáo pháp y của Hạt Hennepin cho thấy Floyd chết vì ngừng tim trong khi bị hạn chế hoạt động thở.

Khám nghiệm tử thi độc lập do gia đình Floyd ủy nhiệm cho thấy "bằng chứng phù hợp với ngạt cơ học" là nguyên nhân cái chết của Floyd, với việc đè lên cổ hạn chế máu và oxy lên não, trong khi lưng cũng bị đè hạn chế quá trình thở.

Maurice Lester Hall, 42 tuổi, một nhân chứng quan trọng, nói với New York Times: “Ngay từ đầu, Floyd đã cố gắng nhún nhường nhất, cho thấy mình không chống cự dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi có thể nghe thấy anh ta cầu xin: Làm ơn, các ông làm như thế này để làm gì?”.

Kể lại những khoảnh khắc cuối, ông Hall nói: "Tôi sẽ không bao giờ quên được sự sợ hãi trên gương mặt Floyd. Thật sự khó quên, khi nhìn thấy một người đàn ông trưởng thành bật khóc trước khi qua đời”.

Taylor và Floyd chỉ là hai ví dụ điển hình trong số hàng ngàn người Mỹ da đen không vũ trang bị giết trong sáu năm qua.

Một nghiên cứu gần đây về các vụ cảnh sát giết người từ năm 2013-2018 cho thấy khoảng 1 trong 1.000 nam giới da đen bị giết so với 39 trên 100.000 nam giới da trắng. Năm 2019, 24% trong số 1.099 người bị cảnh sát giết là người da đen.

Một số cuộc bạo loạn chủng tộc lớn giữa cảnh sát và người Mỹ gốc Phi trong những năm gần đây:

- Ngày 19/6/2018, Antwon Rose Jr., thiếu niên 17 tuổi người Mỹ gốc Phi, bị bắn vào lưng ba lần bởi một sĩ quan cảnh sát Đông Pittsburgh ở Hạt Allegheny.

Cái chết của Rose đã làm dấy lên nhiều ngày biểu tình ở Pittsburgh, khi những người biểu tình nghi ngờ cảnh sát Michael Rosfeld lạm dụng quyền lực giết người.

- Ngày 20/9/2016, Keith Lamont Scott, một người Mỹ gốc Phi 43 tuổi, bị cảnh sát bắn chết tại thành phố Charlotte ở Bắc Carolina, gây ra làn sóng biểu tình chống lại phân biệt chủng tộc và sự bất công của cảnh sát.

- Ngày 13/8/2016, cuộc đối đầu giữa cảnh sát và người biểu tình biến thành bạo lực ở Milwaukee thuộc bang Wisconsin, sau khi một sĩ quan cảnh sát giết người Mỹ gốc Phi vũ trang 23 tuổi đang cố gắng trốn thoát khi bị dừng xe.

- Vào tháng 4/2015, Freddie Gray, một người Mỹ gốc Phi 25 tuổi, chết trong một bệnh viện ở Baltimore sau khi bị bắt vì sở hữu những gì cảnh sát cáo buộc là một thiết bị chuyển mạch bất hợp pháp.

Cái chết của Gray làm dấy lên các cuộc biểu tình và bạo loạn tại thành phố ở phía đông bắc Hoa Kỳ.

Phân biệt chủng tộc trong lực lượng lao động Hoa Kỳ

Năm 2019, Glassdoor khảo sát 5.241 người trưởng thành đang làm việc ở Hoa Kỳ, Anh, Đức và Pháp về vấn đề này.

42% số công nhân Mỹ được khảo sát cho biết họ trải qua phân biệt chủng tộc trực tiếp hoặc gián tiếp trong khi làm việc, cao hơn 12% so với trung bình chung.

Cụ thể hơn, người da đen báo cáo tỷ lệ phân biệt đối xử cao hơn 60% so với người da trắng. Cũng đáng báo động, công nhân da đen chiếm 26% trong tổng số các yêu cầu của Ủy ban cơ hội làm việc bình đẳng mặc dù chỉ chiếm 13% lực lượng lao động Hoa Kỳ.

Trong nhiều công ty, vị trí C-suite (nhóm điều hành cấp cao) gồm 10% đàn ông da màu và chỉ 4% phụ nữ da màu. Trong khi đó, đàn ông và phụ nữ da trắng chiếm 68% và 18% những vị trí đó.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.