| Hotline: 0983.970.780

Bão số 1 có thể không vào Móng Cái, lưu ý mưa to lũ quét

Thứ Ba 18/07/2023 , 12:59 (GMT+7)

QUẢNG NINH Đến thời điểm này, bão số 1 di chuyển nhiều lên phía Bắc và có thể không đổ bộ vào Móng Cái như dự báo ban đầu. Cần lưu ý hoàn lưu sau bão.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác phòng chống mưa bão ở hồ Khe Giữa, TP Cẩm Phả. Ảnh: Cường Vũ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác phòng chống mưa bão ở hồ Khe Giữa, TP Cẩm Phả. Ảnh: Cường Vũ.

Trước dự báo diễn biến phức tạp của cơn bão số 1 (TALIM), ngày 18/7, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng, chống bão tại Quảng Ninh.

Báo cáo nhanh với đoàn công tác, ông Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết tỉnh đã triển khai các kế hoạch ứng phó với cơn bão theo Công điện số 646/CĐ-TTg ngày 16/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Quảng Ninh đã ban hành Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 17/7/2023 chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó với con bão. Đồng thời, thực hiện phân công 3 đoàn công tác do các lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng, chống bão theo phương châm "3 trước, 4 tại chỗ".

Mục tiêu đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản. Do vậy, yêu cầu các đơn vị, địa phương căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, hướng dẫn người dân, các đơn vị ứng phó bão, lũ.

Tổ chức ra soát, kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản di chuyển về nơi tránh trú an toàn; thực hiện ứng trực, canh gác 24/24h thường xuyên tại các vị trí xung yếu; kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân đi lại trong thời gian bão đổ bộ, mưa lớn để đảm bảo an toàn.

Các tàu đánh cá đã về nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Cường Vũ.

Các tàu đánh cá đã về nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Cường Vũ.

Bên cạnh đó, chuẩn bị các phương án di dời người tại các lán trại, nhà tạm dưới chân mái kè, vùng trũng, các công trình xây dựng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản trong mọi tình huống; rà soát, kiểm tra đảm bảo an toàn đối với các cơ sở sản xuất, hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, không để xảy ra sự cố thiệt hại về người khi có mưa lớn. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, đảm bảo triển khai khi có yêu cầu..

Kiểm tra công tác phòng, chống mưa bão tại một số hồ đập, dự án đang thi công, tình hình các phương tiện tàu, thuyền... tại TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và TP Móng Cái, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực của Quảng Ninh.

"Đây là cơn bão đầu tiên năm 2023 với dự báo cường độ mạnh và phạm vi bão ảnh hưởng rộng. Trong các tình huống về mưa bão, Quảng Ninh luôn là địa phương có công tác chuẩn bị rất tốt. Đặc biệt, công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát từ cấp tỉnh đến cơ sở rất chặt chẽ, hiệu quả. Điều này đã góp phần giảm thiểu các thiệt hại do mưa bão gây ra", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

Tuy bão số 1 di chuyển nhiều lên phía Bắc nhưng Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh Quảng Ninh cần hết sức lưu ý trong việc phòng chống sạt lở và lũ lụt. Ảnh: Cường Vũ.

Tuy bão số 1 di chuyển nhiều lên phía Bắc nhưng Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh Quảng Ninh cần hết sức lưu ý trong việc phòng chống sạt lở và lũ lụt. Ảnh: Cường Vũ.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng lưu ý, bão số 1 di chuyển chậm, diễn biến phức tạp, do vậy không được chủ quan, lơ là. Bên cạnh công tác chuẩn bị phòng, chống tốt, địa phương phải cập nhật thường xuyên tình hình, diễn biến của bão; cần chuẩn bị kỹ phương châm "3 trước, 4 tại chỗ", chủ động phương tiện, thiết bị, nguồn nhân lực ứng phó nhanh, kịp thời; đảm bảo phương án sơ tán, di dời người dân khi cần thiết.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác phòng, chống bão tại cầu phao Km3+4 Hải Yến, TP Móng Cái. Ảnh: Cường Vũ.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác phòng, chống bão tại cầu phao Km3+4 Hải Yến, TP Móng Cái. Ảnh: Cường Vũ.

"Đến thời điểm này, bão số 1 di chuyển nhiều lên phía Bắc và có thể không đổ bộ vào Móng Cái như dự báo ban đầu. Tuy nhiên, hoàn lưu bão có mưa khá lớn ở Quảng Ninh, dự kiến lưu lượng mưa có thể đạt 300mm có nơi lên tới 400mm. Như vậy, khả năng sạt lở, lũ ống, lũ quét, đặc biệt là ngập lụt ở một số khu đô thị có thể diễn ra nên đề nghị Quảng Ninh tập trung nhiều hơn cho phòng chống sạt lở và lũ lụt. Mục tiêu cao nhất là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản cho người dân", ông Hiệp nhấn mạnh.

Tính tới sáng nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức bắn 36 quả pháo hiệu báo bão tại đảo Cô Tô và Ngọc Vừng để kêu gọi ngư dân về bờ tránh bão. Quảng Ninh đã hoàn thành việc di dời hơn 2.300 người lao động ở các khu nuôi trồng thủy sản lên bờ trước sáng nay; Quảng Ninh cấm biển từ chiều qua và tất cả tàu cá xa bờ và gần bờ, tàu du lịch đã về nơi tránh trú, neo đậu.

Từ chiều qua, TP Hạ Long đã tiến hành cắt tỉa cây xanh dọc các trục đường, tuyến phố chính để tránh việc gió lớn quật ngã cây, gậy thiệt hại về người và tài sản khi bão đổ bộ. Đến thời điểm này, một số địa phương như Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả có mưa nhỏ, riêng huyện đảo Cô Tô có gió giật cấp 5, 6.

Xem thêm
4 nguyên nhân của tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền

Sáng 4/11, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phân tích 4 nguyên nhân tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.