| Hotline: 0983.970.780

Bão số 2 đổ bộ đất liền ngày mai, Thủ tướng có công điện chỉ đạo

Thứ Bảy 01/08/2020 , 17:07 (GMT+7)

Thời điểm bão số 2 (bão Sinlaku), vào đất liền vào đúng thời điểm triều cường tại khu vực các tỉnh phía Bắc từ Hải Phòng đến Nghệ An đang trong thời kỳ triều cao.

Bão số 2 có thể khiến mực nước khu vực ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thái bình dâng cao từ 3,5 đến 4,5m. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia.

Bão số 2 có thể khiến mực nước khu vực ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thái bình dâng cao từ 3,5 đến 4,5m. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 2, tại khu vực ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thái Bình có nước dâng bão cao từ 0,5-0,6m và kết hợp với thủy triều đang ở mức cao nên mực nước tổng cộng có thể ở mức từ 3,5 đến 4,5m.

Công điện số 1021 ngày 1/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ nêu: Dự báo ngày mai, bão có thể đổ bộ vào đất liền, gây giông lốc, gió giật mạnh, mưa lớn tại các tỉnh từ Quảng Trị trở ra, nhất là tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị, Nam Đồng bằng Bắc bộ và một số địa phương khu vực Tây Bắc.

“Hiện nay là thời kỳ trọng điểm bão, lũ; phạm vi dự kiến ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lớn rất rộng, thời gian đổ bộ vào thời điểm triều cường. Diễn biến của áp thấp nhiệt đới, mưa lũ còn rất phức tạp”, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ trong công điện.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão và mưa lũ lớn có thể xảy ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương, hạn chế thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân do thiên tai, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão và mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Đối với khu vực trên biển và các đảo, các địa phương phối hợp với Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục thủy sản rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, phương tiện. Tổ chức, hướng dẫn gia cố và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè nuôi trồng thủy sản.

Đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị, Thủ tướng Chính phủ yều cầu rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án đảm bảo an toàn, tính mạng cho người dân khu vực nguy hiểm. Trong đó, cần lưu ý công tác phòng, chống dịch bệnh covid-19 tại khu vực sơ tán.

Khu vực Trung du và miền núi, cần rà soát khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; sẵn sàng sơ tán, di dời người dân ra khởi khu vực nguy hiểm.

Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tại ác khu vực có nguy cơ bị chia cắt kéo dài do mưa lũ; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục chính giao thông.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.