| Hotline: 0983.970.780

Bão TALIM đổ bộ, gió giật cấp 13, gây mưa lớn trên diện rộng

Thứ Ba 18/07/2023 , 10:14 (GMT+7)

Hồi 7h ngày 18/7, vị trí tâm bão TALIM cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 100km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 10, giật cấp 13.

Sáng 18/7, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức họp thông tin tình hình, diễn biến của bão số 1 (bão TALIM).

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin về diễn biến bão TALIM. Ảnh: Trung Quân.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin về diễn biến bão TALIM. Ảnh: Trung Quân.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1, tại đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; Cửa Ông, Móng Cái, Đầm Hà (Quảng Ninh) có gió giật mạnh cấp 6; Cô Tô (Quảng Ninh) có gió giật mạnh cấp 7, Phù Liễn (Hải Phòng) có gió giật mạnh cấp 6.

Hồi 7h ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,6 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 100km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-117km/giờ), giật cấp 13.

Trên biển, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô) trong sáng và trưa nay có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 11, biển động dữ dội.

Trên đất liền, khoảng 9-11h, tâm bão sẽ đi vào khu vực giữa Quảng Ninh và Đông Hưng (Trung Quốc) với cường độ mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 (khu vực Móng Cái là vùng có gió mạnh nhất ở Bắc bộ). Lạng Sơn, Hải Phòng có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8-9; Bắc Giang, Thái Bình có gió giật cấp 7-8; Cô Tô, Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11.

Từ nay đến ngày 19/7, ở khu vực Đông Bắc, Việt Bắc có mưa to đến rất to. Các tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn có mưa to với lượng mưa phổ biến 150-250mm, cục bộ có nơi trên 350mm.

Khu vực Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến 70-150mm. Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm.

Ông Khiêm cũng đưa ra cảnh báo, từ ngày 18-20/7, trên các sông suối thuộc khu vực Bắc bộ và Thanh Hóa sẽ xuất hiện một đợt với biên độ lũ lên từ 3-5m ở thượng lưu, từ 2-4m ở hạ lưu. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên các sông Thương, Lục Nam có khả năng đạt mức BĐ1 - BĐ2; đỉnh lũ khu vực thượng lưu và các sông suối nhỏ thuộc sông Đà, Thao, Lô lên mức BĐ1 và trên BĐ1. Các sông suối nhỏ khu vực các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh có khả năng xuất hiện lũ cục bộ.

Cảnh báo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại các tỉnh vùng núi, trung du phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên và Thanh Hóa. Nguy cơ xảy ra ngập lụt cục bộ tại các khu đô thị đặc biệt ở các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên.

Từ ngày 18-20/7, trên các sông suối thuộc khu vực Bắc bộ và Thanh Hóa sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3-5m. Ảnh: MH.

Từ ngày 18-20/7, trên các sông suối thuộc khu vực Bắc bộ và Thanh Hóa sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3-5m. Ảnh: MH.

Theo báo cáo của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 5h00 ngày 18/7, khu vực từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn hơn 12.000 phương tiện với hơn 29.000 lao động biết diễn biến, hướng đi của bão để chủ động di chuyển vòng tránh, thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Tất cả các tàu đã vào nơi neo đậu hoặc di chuyển đến vị trí trú tránh.

Về tình hình du lịch trên các đảo, tính đến 7h00 ngày 18/7, tại Quảng Ninh, Hải Phòng còn hơn 2.500 khách du lịch lưu trú trên các tuyến đảo (Quảng Ninh 606 người, Hải Phòng hơn 1.900 người). Chính quyền địa phương đã chỉ đạo tổ chức bố trí nơi lưu trú an toàn cho du khách.

Đối với các khu vực xung yếu, thành phố Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch sơ tán hơn 8.600 người dân khu vực xung yếu (chung cư cũ, khu vực ngoài đê, vùng trũng thấp ven biển…) tùy theo diễn biến thực tế cơn bão.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm