| Hotline: 0983.970.780

Bảo tàng văn hóa lúa nước của Hòa thượng Chau Sơn Hy

Thứ Bảy 10/07/2021 , 17:05 (GMT+7)

AN GIANG Nhằm để lưu giữ nét đẹp văn hóa các nông cụ nông nghiệp của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi, An Giang để con cháu sau này biết đến.

Hòa thượng Chau Sơn Hy giới thiệu các nông cụ của đồng bào Khmer ở vùng Bảy Núi, An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hòa thượng Chau Sơn Hy giới thiệu các nông cụ của đồng bào Khmer ở vùng Bảy Núi, An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hòa thượng Chau Sơn Hy, trụ trì chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn - An Giang) là người đầu tiên ở vùng Bảy Núi đã dày công đứng ra vận động và sưu tầm hàng chục nông cụ xưa của người Khmer.

Từ đó ông trân quý những dụng cụ nông nghiệp cổ xưa của đồng bào dân tộc Khmer đã xây dựng, đồng thời ông lập “bảo tàng” tại chùa Sà Lôn, để trưng bày cho mọi người đến chiêm ngưỡng.

Phòng trưng bày nông cụ chỉ vọn vẹn 200m2 nhưng lại chứa đựng nhiều dụng cụ có giá trị lịch sử, văn hóa, giúp ghi nhớ và tái hiện lại quá trình lao động, sản xuất của cha ông ta ngày trước. Đồng thời, là minh chứng cụ thể để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Các công cụ nông nghiệp xưa như: những chiếc xe vận chuyển hàng hóa chuyên chở lúa, gạo, phân bón ngày xưa phục vụ sản xuất nông nghiệp, cối xay lúa bằng cần đẩy tay, cối giã lúa, giã cốm dẹp bằng chài tay, dụng cụ bắt cá, tôm, lưỡi hái cắt lúa, lưỡi cày đất, lưỡi liềm, tay gặt, cào răng lược, bừa, nôm, đó…

Hòa thượng Chau Sơn Hy cho biết: Từ lâu ông vẫn thường tìm và lưu giữ những nông cụ xưa của đồng bào Khmer để làm kỷ niệm. Dần dần, thấy nhiều bộ nông cụ của những Phật tử bị hư hỏng do không được bảo quản tốt nên ông đứng ra vận động, ai có nông cụ hồi xưa thì cho sư xin để đem về chùa để trưng bày, bảo quản.

Để hưởng ứng lời vận động của hòa thượng Chau Sơn Hy, từ năm 2006, nhiều bà con trong vùng và các nghệ nhân tích cực tìm đến ủng hộ chùa Sà Lôn các dụng cụ phục vụ nông nghiệp thời xưa. Người góp công, người góp của để bộ sưu tập hiện vật ngày càng nhiều hơn. Khi số hiện vật quý giá lên đến gần 100 món, hòa thượng Chau Sơn Hy quyết định xây dựng “bảo tàng” để lưu giữ và trưng bày.

Các nông cụ nơi đây được sưu tầm và phân chia thành 3 nhóm dụng cụ: Các dụng cụ sử dụng làm ra hạt gạo, dụng cụ để tìm thức ăn và dụng cụ để vận chuyển. Bộ nông cụ làm việc trên đồng, chủ yếu dành cho nam giới như cày, bừa, dụng cụ dùng để cắt lúa, cây đập lúa. Bộ sưu tập dụng cụ chủ yếu dành cho nữ giới cũng rất đa dạng từ cối xay lúa bằng cần đẩy tay, cối giã lúa trực tiếp bằng chày tay cho đến cối giã cốm dẹp - món ăn đặc sản của đồng bào Khmer…

Những chiếc xe vận chuyển hàng hóa, chuyên chở lúa, gạo, phân bón ngày xưa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những chiếc xe vận chuyển hàng hóa, chuyên chở lúa, gạo, phân bón ngày xưa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hòa thượng Chau Sơn Hy chia sẻ thêm: Tôi nghe chủ nhân chiếc xe bò này kể lại là ông ngoại của ông ấy sử dụng, sau đó chia lại cho mẹ ông rồi mới tới lượt ông sử dụng. Ông ấy hiện giờ cũng hơn 80 tuổi rồi. Xe này chỉ có những người giàu mới đi được, giống như xe 4 chỗ tiền tỉ bây giờ vậy.

Sau chiếc xe bò đặc biệt này, hòa thượng Chau Sơn Hy lần lượt giới thiệu tỉ mỉ nhiều hiện vật quý giá khác cho chúng tôi biết như: giỏ đựng cá khi đi tát đìa (tiếng Khmer gọi là Trun), Sniên (cào cá bằng tay), Kay Đom Bal (khung dệt vải, lụa). Tất cả những nông cụ nông nghiệp trong “bảo tàng” chùa Sà Lon đều được chế tác bằng gỗ rất công phu. Cùng với đó là những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ gõ, gỗ trắc rất tinh xảo thể hiện các loài chim muông, gia súc, gia cầm.

Theo Hòa thượng Chau Sơn Hy, tôi muốn lưu giữ nét đẹp văn hóa nông nghiệp và tư liệu sản xuất xưa để lớp trẻ sau này nhận biết quá trình ông cha làm ra hạt gạo cực khổ như thế nào. Từ khâu cày, bừa, cấy, rồi tới thu hoạch, cắt, đập bằng tay, đem vô sấy bằng sức, giã gạo cũng bằng sức... Qua đó giúp lớp trẻ sau này sống có trách nhiệm với chính mình, với người thân và xã hội hơn”, Hòa thượng Chau Sơn Hy nói.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm