| Hotline: 0983.970.780

Đồng bào Khmer đổi thay từ chương trình nông thôn mới

Thứ Sáu 25/06/2021 , 14:10 (GMT+7)

Tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, lồng ghép xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang được hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế gia đình. Ảnh: ĐC.

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang được hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế gia đình. Ảnh: ĐC.

Chính sách đi vào cuộc sống

Gò Quao là huyện nông thôn của Kiên Giang, có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm tỷ lệ 33,28%. Trong đó, chủ yếu là dân tộc Khmer chiếm 31,31%, người Hoa chiếm 1,93%, còn lại là người Chăm, Tày và Mường.

Trong những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số của Chính phủ, chính sách đặc thù của tỉnh đã được triển khai, đi vào cuộc sống, giúp phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được lồng ghép, triển khai đồng bộ. Sau hơn mười năm nỗ lực thực hiện, cuối tháng 4/2021, diện mạo nông thôn Gò Quao như khoác lên bộ cánh mới, khi chính thức được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Đánh giá về đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, ông Danh Tha, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang vui mừng cho biết: “Năm 2020, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo và hộ nghèo là người dân tộc thiểu số tiếp tục giảm đáng kể”.

 Trong quá trình thực hiện các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao giờ cũng dành kinh phí để nâng cao năng lực cho cộng đồng, hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn với lãi suất ưu đãi. Ảnh: ĐC.

 Trong quá trình thực hiện các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao giờ cũng dành kinh phí để nâng cao năng lực cho cộng đồng, hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn với lãi suất ưu đãi. Ảnh: ĐC.

Theo ông Danh Tha, điều đáng mừng là công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã vùng dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện, đến đầu năm 2021 toàn tỉnh có 79/117 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 48 xã thuộc khu vực vùng dân tộc thiểu số.

Đến nay, toàn tỉnh có 3 huyện là Tân Hiệp, Gò Quao, Giồng Riềng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó Gò Quao và Giềng Riềng là 2 huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số tập trung, sinh sống của tỉnh.

Năm 2020, tỉnh Kiên Giang đã triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án, chính sách do Ủy ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo.

Cụ thể, Chương trình 135, tổng kinh phí do Trung ương và tỉnh phân bổ năm 2020 là gần 18,2 tỷ đồng. Qua đó, đã thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở kinh phí gần 12 tỷ đồng, để hỗ trợ xây dựng 42 công trình, gồm: 19 tuyến đường, 18 cây cầu, 1 công trình nước, 4 nhà văn hóa… Duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kinh phí 886 triệu đồng, để hỗ trợ sửa chữa 10 công trình, gồm: 4 điểm trường, 2 tuyến đường giao thông nông thôn, 2 nhà văn hóa, 1 trụ sở…

Đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay ưu đãi

Ông Phù Thọ Kiên, Trưởng phòng Chính sách Dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết: “Trong quá trình thực hiện các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao giờ cũng dành kinh phí để nâng cao năng lực cho cộng đồng, hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế gia đình”.

Cụ thể, năm 2020, tỉnh đã dành kinh phí 620 triệu đồng để nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã tổ chức 6 lớp tập huấn cho 653 học viên và 1 lớp học tập kinh nghiệm tham quan mô hình…

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang được hỗ trợ con giống để phát triển chăn nuôi nông hộ, nâng cao thu nhập. Ảnh: ĐC.

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang được hỗ trợ con giống để phát triển chăn nuôi nông hộ, nâng cao thu nhập. Ảnh: ĐC.

Thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020, tổng kinh phí được giao là gần 5,7 tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ là 1,25 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 3,5 tỷ đồng và vốn lồng ghép gần 1 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn trên, đã hỗ trợ cho 250 hộ dân tộc thiểu số chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ cho 149 hộ vay vốn để phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề. Lồng ghép hỗ trợ cấp bồn chứa nước cho 744 hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn.

Thực hiện chính sách đào tạo nghề giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động trong năm 2020 có 2.350 em là người dân tộc thiểu số tham gia học nghề, giải quyết việc làm cho 672 người, 153 người được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm và 11 người xuất khẩu lao động, ông Bình cho biết.

Riêng tại Gò Quao, thời gian qua huyện đã tập trung triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, đã có 171 hộ đã được hỗ trợ, kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng. Hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn các xã khu vực II, có gần 700 lượt người thụ hưởng.

Năm 2021, tỉnh Kiên Giang tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách, như: Chương trình 135, chính sách người có uy tín, hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: TL.

Năm 2021, tỉnh Kiên Giang tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách, như: Chương trình 135, chính sách người có uy tín, hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: TL.

Hỗ trợ nước sinh hoạt theo Quyết định 755 để đầu tư xây dựng mới và nâng công suất, mở rộng công trình cấp nước tập trung ở khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, kinh phí đầu tư trên 4 tỷ đồng, cho gần 700 hộ dân trong khu vực thụ hưởng.

Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở các xã, thị trấn của huyện Gò Quao cũng đã được cấp dụng cụ chứa nước sinh hoạt diện phân tán giúp hạn chế sử dụng trực tiếp trên sông, rạch, ao, hồ bị ô nhiễm chưa qua xử lý. 

Ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết: Năm 2021, tỉnh Kiên Giang tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách, như: Chương trình 135, chính sách người có uy tín, hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số… Đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Chính sách cấp, phát bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc ở vùng kinh tế, xã hội khó khăn và người dân sống ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...