| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ đất lúa hay đất sản xuất?

Thứ Sáu 14/12/2012 , 10:57 (GMT+7)

Muốn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, phát triển sản xuất thì không thể giữ nguyên “đất lúa” nhưng nếu dân cải tạo “đất lúa” thành vườn cây ăn quả thì lập tức bị cán bộ phòng TN-MT lập biên bản xử phạt vì vi phạm Nghị định 42.

Vấn đề bảo vệ 3,8 triệu ha đất lúa đang là chủ đề gây tranh cãi ở các địa phương. Muốn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, phát triển sản xuất thì không thể giữ nguyên “đất lúa” nhưng nếu dân cải tạo “đất lúa” thành vườn cây ăn quả thì lập tức bị cán bộ phòng TN-MT lập biên bản xử phạt vì vi phạm Nghị định 42.

Việc mở rộng sản xuất của nông dân huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang gặp vướng mắc ở cách hiểu bảo vệ “đất lúa” là đất chỉ được trồng lúa hay bảo vệ đất phục vụ sản xuất nông nghiệp?

Đất “vàng” vùng cây ăn quả

Những năm gần đây, giá đất sản xuất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn liên tục tăng vùn vụt. Thị trường bất động sản cả nước đóng băng nhưng thị trường đất sản xuất ở huyện Lục Ngạn lại sôi động chưa từng thấy. Nếu cách đây 3 năm, giá một sào ruộng tốt ở huyện chỉ xấp xỉ 40 triệu đồng thì hiện nay có bỏ ra 100 triệu đồng cũng chưa chắc đã có người muốn bán. Lý do giá đất sản xuất đắt như vàng là vì người dân trong huyện đang “ăn nên, làm ra” từ đất. Chủ vườn đang có 1 mẫu lại muốn phát triển thành 10 mẫu, người có 10 mẫu thì muốn mở rộng lên 100 mẫu.


Mỗi ha cam đường canh tại huyện Lục Ngạn thu lợi 650 triệu đồng

Điển hình là gia đình ông Nguyễn Duy Tuấn, thôn Kim Thạch, xã Thanh Hải, cách đây gần 20 năm khi mới ra ở riêng ông Tuấn được cho có 1 mẫu đất để lập nghiệp, sau nhiều năm không ngừng đầu tư mở rộng đến nay ông Tuấn đã có 130 mẫu đất sản xuất. Trong đó, ông dùng 120 mẫu để trồng cam đường Canh, còn lại 10 mẫu trồng bưởi Diễn. Với diện tích đất sản xuất lớn như vậy nên mỗi năm gia đình ông Tuấn phải thuê tới 10.000 công lao động, mỗi công lao động tương đương 150 ngàn đồng, góp phần đáng kể giải quyết công ăn việc làm cho cư dân địa phương. Bản thân gia đình ông Tuấn, sau khi trừ hết chi phí mỗi năm cũng thu lợi nhuận vài tỉ đồng.

Hiện, trên địa bàn huyện Lục Ngạn những nông dân có khả năng thu lợi 2-3 tỉ đồng/năm không phải là hiếm như gia đình ông Trần Huy Thành, thôn Trường Sinh, xã Tân Quang; ông Bùi Văn Chỉnh, thôn Đồng Quýt, xã Tân Mộc; ông Long, ông Tiến ở Hồng Giang.… Năm 2011, thu nhập của riêng các hộ trồng cam Canh tại thôn Đoàn Kết, xã Tân Quang đã được trên 10 tỷ đồng. Năm nay, xã Tân Quang có sản lượng cam ước đạt 800 tấn với giá đặt mua tại vườn đang là 60.000 đồng/kg, tổng giá trị ước đạt 48 tỉ đồng. Ngoài cây cam đường Canh người dân Lục Ngạn còn trồng rất nhiều cam Vinh, bưởi Diễn, thanh long ruột đỏ, táo Đài Loan…, toàn là những cây có giá trị kinh tế cao. Tính ra trồng 1 ha cây cam đường Canh thu lãi cao hơn 16,6 lần so với cây lúa, 1 ha cam Vinh gấp 9,6 lần so với trồng lúa.

Tổng nguồn thu từ các loại cây ăn quả của huyện năm nay ước đạt trên 1.500 tỉ đồng, trong đó cây cam đường cho thu 138 tỉ đồng, táo Đài Loan 41 tỉ đồng, bưởi Diễn 80 tỉ đồng, cam Vinh 12 tỉ đồng, nhãn, thanh long ruột đỏ trên 7 tỉ đồng và vải được trên 1.000 tỉ đồng. Chính vì vậy người dân liên tục chuyển nhượng đất hoặc liên kết với các hộ để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả.

Biến ruộng thành vườn, được không?

Tuy nhiên, tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn chỉ có 28.000 ha đã sử dụng mất 22.000 ha để trồng cây ăn quả, giờ chỉ còn lại 5.000 ha đất ruộng trồng lúa và gần 1.000 ha trồng màu. Nay nhu cầu của nông dân muốn mở rộng diện tích cây ăn quả thì chỉ còn cách trồng trên đất ruộng và sẽ phải thay đổi cải tạo bề mặt ruộng.


Không nhất thiết khăng khăng phải trồng lúa

Đương nhiên, việc làm này sẽ vấp phải phản ứng mạnh mẽ của những cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường vì Nghị định 42 nghiêm cấm: “Thay đổi mặt bằng của ruộng lúa, làm ruộng lúa không đồng đều về kết cấu, thành phần dinh dưỡng và hệ vi sinh vật dẫn đến không trồng lúa được”. Trên thực tế, người dân cải tạo ruộng thành đất vườn nếu sau này không có nhu cầu thì vẫn có thể tiếp tục quay lại trồng lúa. Nhưng để “chứng minh” điều này cho cán bộ TN-MT hiểu và chấp nhận thì không thể.

Vừa qua, tại Hội nghị tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng giá trị kinh tế của cây lúa đem lại không cao, giá trị xuất khẩu lúa chỉ bằng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc. Hơn nữa, trong tương lai, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng lên, nhu cầu sử dụng lương thực sẽ giảm xuống vì vậy cần phải xem xét lại chủ trương giữ 3,8 triệu ha đất lúa. Lý giải vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã khẳng định chủ trương giữ đất lúa nhằm hạn chế chuyển đổi đất sản xuất sang mục đích phi nông nghiệp nhưng không có nghĩa là giữ đất chỉ để trồng lúa. Trong quá trình sản xuất, người nông dân trên cả nước có thể linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế.

Mà có lẽ cũng không bao giờ xảy ra chuyện ngược đời như thế, bởi từ mấy chục năm nay, huyện Lục Ngạn đã chuyển đổi hàng nghìn ha đất ruộng lúa thành vườn cây ăn quả nhưng có bao giờ người ta nghĩ đến việc quay lại với cây lúa đâu? Trồng cam chỉ một vụ thu lợi bằng 16 năm trồng lúa. Làm 3 vụ cam chắc chắn sẽ bằng một đời người 48 năm trồng lúa. Vậy người dân còn lý do gì để quay lại với cây lúa nữa? Có chăng cũng chỉ chuyển đổi từ trồng vải, nhãn sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như cam, bưởi mà thôi.

Ông Trương Đức Nhẫn, PGĐ Sở TN-MT tỉnh Bắc Giang cho rằng: “Để hỗ trợ nông dân sản xuất lúa thì Chính phủ đã chuyển 30 tỉ cho tỉnh Bắc Giang vì vậy cần phải giữ đất trồng lúa theo Nghị định 42. Diện tích đất lúa, đất trồng cây ăn quả đã được UBND tỉnh quy hoạch nên không thể tùy tiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây ăn quả được. Nếu địa phương có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì có thể cân đối chuyển đổi từ loại cây ăn quả này sang loại cây ăn quả khác”. Rõ ràng nhu cầu mở rộng sản xuất trồng cây ăn quả của các hộ dân huyện Lục Ngạn đang gặp trở ngại. Bởi vải là thương hiệu, là thế mạnh của huyện Lục Ngạn, không thể phá vải đi để trồng cây ăn quả khác.

Nhưng vải không thể bỏ, lúa cũng không thể bỏ thì dân biết trồng cây ở đâu? Mặt khác, nếu không được phép chuyển đổi ruộng thành vườn cây ăn quả liệu người nông dân có để ruộng hoang? Đây chính là điều mà ông Trần Sĩ Thanh – Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang băn khoăn. Ông Thanh khẳng định Nghị định 42 của Chính phủ là để bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp của dân nên cần phải tuân thủ chặt chẽ, hạn chế tối đa việc lấy đi đất lúa vì mục đích phi nông nghiệp. Tư tưởng xuyên suốt của mọi chính sách đều phải phục vụ dân, hợp với lòng dân. Vì vậy nếu chuyển đổi đất lúa để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân thì cũng nên làm nhưng không được phép chuyển đổi tự phát mà huyện phải xây dựng đề án làm rõ chuyển đổi bao nhiêu diện tích cây ăn quả cho từng loại, bổ sung quy hoạch, trình UBND tỉnh.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm