| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ động vật hoang dã - lan tỏa cộng đồng

Thứ Sáu 20/03/2020 , 10:22 (GMT+7)

Người dân Bình Định hiện đã nâng cao ý thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã, nhiều loài thú quý hiếm được người dân tự nguyện giao nộp cho ngành chức năng.

Chị Trảo Chung Thủy Tiên (người mặc đồ đen) ở phường Ngô Mây (TP Quy Nhơn) bỏ tiền ra mua con cu li để chuyển giao cho Chi cục Kiểm lâm Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Chị Trảo Chung Thủy Tiên (người mặc đồ đen) ở phường Ngô Mây (TP Quy Nhơn) bỏ tiền ra mua con cu li để chuyển giao cho Chi cục Kiểm lâm Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nếu như trước đây, ai sở hữu được con thú xinh xinh, quí hiếm ví như con cu li hoặc con voọc chà vá chân xám thì họ cố giữ để “làm của”, bởi quan niệm đã là thú quý hiếm thì sẽ có giá trị cao. Gặp người rủng rỉnh tiền lại hay “chơi trội”, họ gạ bán và thế là con thú rừng thuộc loài nguy cấp, quý hiếm kia đổi chủ.

Vào tay người có tiền, có thể con vật sẽ được dùng bữa bằng những món ngon như uống sữa, ăn cháo; thế nhưng những món ấy không phù hợp với bản năng hoang dã của chúng khiến hệ tiêu hóa của chúng bị thoái hóa, lâu dần chúng khó có thể sinh tồn. Thế là hoang phí 1 loài thú quý hiếm cần được bảo vệ.

Từ khi Nhà nước có kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý hiếm, Chi cục Kiểm lâm Bình Định đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sâu rộng trong nhân dân.

Vận động nhân dân tự nguyện giao nộp động vật hoang dã bắt được để ngành chức năng thả về với môi trường tự nhiên, hoặc chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.

Theo ông Lê Đức Sáu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Định, những năm qua, ý thức bảo vệ động vật hoang dã trong nhân dân đã được nâng cao. Thậm chí có người còn bỏ tiền ra mua lại của những người chuyên săn bắt thú rừng để giao nộp lại cho ngành chức năng.

Ông Sáu đơn cử: Vào quãng cuối tháng 9/2019, chị Trảo Chung Thủy Tiên ở phường Ngô Mây (TP Quy Nhơn, Bình Định), gọi điện thoại đến Chi cục Kiểm lâm Bình Định thông báo là sẽ chuyển giao cho cơ quan con cu li nặng khoảng 300g do chị mua lại của một nhóm thợ chuyên săn bắt thú rừng.

Theo ông Sáu, cu li có tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, là loài thú quý và cổ trong bộ linh trưởng Primates thuộc nhóm IB theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ - CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

“Trước đó, chúng tôi cũng đã tiếp nhận 3 con cu li do người dân tự nguyện giao nộp và 1 con voọc chà vá chân xám do anh Đặng Văn Vũ ở huyện Hoài Nhơn tự nguyện chuyển giao cùng nhiều loài thú quý hiếm khác.

Việc tự nguyện giao nộp động vật hoang dã để cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên của người dân đã góp phần quan trọng vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của ngành chức năng ở Bình Định”, ông Sáu chia sẻ.

Con voọc chà vá chân xám được người dân tự nguyện giao nộp cho ngành kiểm lâm Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Con voọc chà vá chân xám được người dân tự nguyện giao nộp cho ngành kiểm lâm Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ý thức bảo vệ động vật hoang dã còn lan tỏa mạnh trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi.

Ví như tại xã An Toàn (huyện An lão, Bình Định), nơi có Khu dự trữ thiên nhiên đang còn tồn tại 72 loài động vật thuộc diện được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, trong đó có những loài động vật đặc hữu, quý hiếm và nguy cấp như: Chà vá chân xám, chà vá chân đen, vượn má hung, khỉ mặt đỏ, nai, gà lôi vằn, mang lớn, trĩ sao… đang được bảo vệ rất tốt nhờ ý thức của đồng bào ở đây.

Ông Đinh Công Niên, đồng bào dân tộc Bana ở thôn 2 (xã An Toàn), chia sẻ: “Nghe cán bộ tuyên truyền, bà con ở đây không còn ai đi phá rừng, săn bắt những con thú sống trong rừng nữa. Rừng An Toàn còn nhiều loài thú quý hiếm lắm, nhiều nhất là các loài khỉ, vượn, voọc.

Có khi chúng kéo xuống phá hoa màu, vườn cây của người làng, nhưng người làng không bắn ná, không bẫy để bắt chúng mà gõ chiêng gõ cồng để đuổi chúng quay về núi mà sống”.

Chi cục Kiểm lâm Bình Định vận chuyển những con vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm do người dân giao nộp chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Chi cục Kiểm lâm Bình Định vận chuyển những con vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm do người dân giao nộp chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Hầu hết các cá thể động vật hoang dã trước khi chuyển giao, đã được người dân nuôi nhốt thời gian dài, nên chúng bị mất bản năng hoang dã, rất khó phục hồi năng lực tự tìm kiếm thức ăn.

Thường sau khi chúng tôi tiếp nhận chúng đã bị thoái hóa hệ thống tiêu hóa, do người nuôi cho ăn không đúng “khẩu vị”, chúng tôi phải mất nhiều thời gian chăm sóc chúng mới hồi phục. Không phải loài động vật hoang dã nào khi cứu hộ xong chúng tôi cũng thả về tự nhiên.

Ví như loài khỉ, hay trăn, nếu bị nuôi nhốt quá lâu thì khi thả về tự nhiên chúng sẽ bị người dân bắt lại, bởi chúng đã mất hẳn bản năng sinh tồn trong môi trường hoang dã”, ông Mai Xuân Tình, Giám đốc Công viên động vật hoang dã FLC Quy Nhơn, cho hay.

 

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất