| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ, phát triển rừng ven biển là nhiệm vụ cấp bách

Thứ Hai 06/04/2015 , 09:48 (GMT+7)

Trong hai ngày 3 và 4/4, tại TT-Huế, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị trồng rừng ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) và nhân rộng mô hình rừng SX giá trị cao. 

Từ nay đến năm 2020 phải bảo vệ diện tích rừng ven biển hiện có hơn 310.695 ha. Phục hồi gần 10 ngàn ha rừng kém chất lượng. Trồng mới gần 47 ngàn ha, nâng tổng diện tích rừng trồng ven biển đến năm 2020 đạt 356.753 ha để nâng độ che phủ rừng ven biển từ 16,9% năm 2014 lên 19,5% vào năm 2020. Tổng nhu cầu vốn đến năm 2020 là 5.415 tỷ đồng.

Đảm bảo hài hoà lợi ích

Trong hai ngày 3 và 4/4, tại TT-Huế, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị trồng rừng ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) và nhân rộng mô hình rừng SX giá trị cao.

Đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành trên cả nước về tham dự hội nghị quan trọng này.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn khẳng định tầm quan trọng và vai trò của hệ rừng ven biển trong việc ứng phó với tình hình BĐKH luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm.

Vì vậy, việc triển khai thực hiện QĐ 120/QĐ-TTg ngày 22/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển rừng ven biển giai đoạn 2015-2020 để ứng phó với tình hình BĐKH cần được các tỉnh, thành quyết liệt quan tâm triển khai thực hiện ngay trong tháng 4/2015 này để kịp thời gian, tiến độ.

Chúng ta phải tập trung làm để phát triển đất nước bền vững, tạo sinh kế, bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Các địa phương phải quy hoạch lại chương trình phát triển bảo vệ rừng ven biển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Theo QĐ 120, bảo vệ và phát triển rừng ven biển là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng nhằm phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH và nước biển dâng, phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020.

Triển khai QĐ này sẽ đảm bảo hài hoà giữa lợi ích quốc gia với các địa phương và các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ rừng, đồng thời đáp ứng cam kết của Việt Nam với quốc tế về bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.

Nhu cầu vốn mỗi năm hơn 900 tỷ đồng

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn mục tiêu của đề án là trồng rừng mới, phục hồi rừng chắn sóng, hạn chế xói lở, xâm nhập mặn, bảo vệ đê kè biển, tạo bãi bồi, lấn biển, bảo vệ phục hồi hệ sinh thái rừng ven biển, góp phần phát triển KT-XH, củng cố an ninh quốc phòng...

Quy mô gồm trồng rừng, nâng cấp những diện tích rừng ven biển hiện có và chăm sóc rừng. Các công trình phụ trợ có vườn ươm, tường mềm giảm sóng, bãi bồi, trạm bảo vệ phóng chống cháy rừng...

Cụ thể là bảo vệ diện tích rừng ven biển hiện có hơn 310.695 ha. Phục hồi gần 10 ngàn ha rừng kém chất lượng. Trồng mới gần 47 ngàn ha, nâng tổng diện tích rừng trồng ven biển đến năm 2020 đạt 356.753 ha để nâng độ che phủ rừng ven biển từ 16,9% năm 2014 lên 19,5% vào năm 2020.

Trong trồng mới rừng gồm có trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 37 ngàn ha, trồng rừng ngập mặn gần 30 ngàn ha, trồng rừng chắn gió, chắn cát bay, cát lấp ven biển hơn 7.500 ha. Trồng rừng SX kết hợp phòng hộ gần 10 ngàn ha.

Tổng nhu cầu vốn mỗi trung bình mỗi năm 902 tỷ đồng, cho cả giai đoạn 5 năm, đến năm 2020 là 5.415 tỷ đồng bao gồm vốn ODA và ngân sách nhà nước. Cơ chế đầu tư, kinh phí đầu tư và bảo vệ phát triển rừng ven biển được thực hiện từ các nguồn vốn.

08-11-31_tun-1
Đại biểu TT-Huế phát biểu tại hội nghị

Trong đó ngân sách Trung ương chỉ tập trung đầu tư có mục tiêu cho các tỉnh ven biển chưa tự cân đối được ngân sách. Các tỉnh tự cân đối được ngân sách có trách nhiệm bố trí từ ngân sách địa phương, vận động thu hút các nguồn vốn viện trợ quốc tế. Mức đầu tư phát triển rừng ven biển cụ thể do UBND tỉnh quyết định với tình hình thực tế địa phương.

Theo kế hoạch số 2345, ngày 23/3/2015 của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Hà Công Tuấn ký về việc triển khai thực hiện QĐ 120 của Thủ tướng Chính phủ thì Sở NN-PTNT các tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các nội dung đề án về phát triển rừng ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2015-2020.

Khẩn trương rà soát , xây dựng các dự án bảo vệ, phát triển rừng ven biển theo các nguồn vốn gửi về Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành liên quan thẩm định phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện sớm.

Theo ông Tuấn, thực tế không chỉ TT-Huế mà một số tỉnh ven biển miền Trung bà con ngư dân từ lâu đã có ý thức trồng rừng phòng hộ ven biển. Trên cơ sở đó chúng ta tiếp tục đầu tư bảo vệ, chăm sóc và trồng mới thêm ở những diện tích đất cát, vùng ngập mặn, đầm phá ven biển... ứng phó BĐKH ngày hiệu quả hơn.

Nhiều ý kiến tại hội nghị quan tâm là xác định các loại cây trồng phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương, xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật trồng rừng, phục hồi rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, trồng rừng ngập mặn chắn sóng và các giải pháp chắn xói lở cửa sông ven biển, các định suất đầu tư trồng rừng/ha...

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh TT-Huế góp ý kiến, nên có cơ chế thích hợp với những diện tích rừng ven biển mà bà con ngư dân đã trồng mấy chục năm nay, đây là những loại rừng cây rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của địa phương cũng như vai trò phòng hộ rất hiệu quả lâu nay. Nếu không sử dụng một cách khoa học và phù hợp số diện tích rừng này thì rất uổng phí.

Ông Võ Văn Hưng, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, thực tế không chỉ rừng chắn sóng, ngập mặn, bãi bồi mới có chức năng ứng phó BĐKH ven biển, thực tế rừng trên cát ven biển có vai trò rất lớn trong việc ứng phó với BĐKH, chống cát bay, cát lấp, tạo sinh kế phục vụ phát triển KT-XH địa phương.

Nhiều địa phương ở Quảng Trị cũng đã thực hiện trồng rừng trên cát chống cát bay cát lấp rất hiệu quả, tiếc rằng kinh phí có hạn nên chưa triển khai thực hiện được diện rộng. Mong rằng đây là một dịp để Quảng Trị cũng như các tỉnh quyết tâm, có thêm điều kiện thực hiện tốt QĐ 120 của Chính phủ và kế hoạch 2345 của Bộ NN-PTNT để không ngừng tăng diện tích rừng ứng phó BĐKH.

Không thể triển khai chậm

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Hà Công Tuấn khẳng định đây là một dự án rất đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, đề nghị các tỉnh triển khai thực hiện sớm, đúng tinh thần của QĐ 120 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch 2345 của Bộ NN-PTNT.

Theo đó, các tỉnh cần quy hoạch một cách khoa học và tầm nhìn về chương trình phát triển, bảo vệ rừng ven biển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Trồng rừng ven biển ứng phó với BĐKH không chỉ của Việt Nam, mà con vấn đề của thời đại, là một dự án rất đặc thù, các địa phương phải hết sức linh hoạt thực hiện, không thể triển khai chậm. Trong quá trình thực hiện không thể lấy một văn bản hướng dẫn đã cũ để mang vào áp dụng thời điểm hiện tại, phải linh động, khoa học và hết trách nhiệm.

Về các giống cây trồng phải chọn cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong quá trình thực hiện xem cái gì có lợi nhất thì làm, tạo điều kiện cho người dân tham gia trồng rừng.

Khuyến khích các hình thức liên kết với dân để trồng rừng như thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để trồng rừng ven biển theo quy hoạch kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, nông lâm kết hợp với du lịch sinh thái.

Để thực hiện tốt phải lồng ghép các chương trình MTQG trên địa bàn tạo ra nguồn lực lớn. Ưu tiên kinh phí từ chương trình bảo vệ rừng, chương trình MTQG về BĐKH, từ chương trình củng cố bảo vệ và nâng cấp đê biển, tranh thủ các nguồn vốn ODA để thực hiện tốt đề án bảo vệ phát triển trồng rừng ven biển ứng phó với BĐKH.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.