| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả kép từ những cánh rừng ngập mặn ven biển

Thứ Năm 03/04/2025 , 20:20 (GMT+7)

THANH HÓA Hơn 411 ha rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc như một 'lá chắn xanh' phòng chống thiên tai và tạo sinh kế cho người dân.

Hậu Lộc có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, giàu tiềm năng với 3 vùng sinh thái - kinh tế: vùng đồi, vùng đồng bằng chủ yếu là phù sa và vùng ven biển. Đặc biệt, có chiều dài ven biển 12,4 km thuận lợi phát triển khai thác, nuôi trồng thủy hải sản và hậu cần nghề cá. Với 411,02 ha diện tích rừng phòng hộ ven biển Hậu Lộc đã được trồng phủ kín; trong đó: xã Đa Lộc 315,93 ha; xã Minh Lộc 16,66 ha; xã Hải Lộc 78,43 ha. Những cánh rừng ngập mặn xanh mướt, một hệ sinh thái phong phú nuôi dưỡng hàng chục loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, vạng, trai, sò, cá, rong câu… ngày càng đa dạng và phong phú.

anh-1-163832_825

Cánh rừng ngập mặn bạt ngàn xanh mướt. Ảnh: Thu Thủy.

Bà Nguyễn Thị Hai, ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Mỗi ngày bà dậy từ sáng sớm ra rừng ngập mặn để mò bắt các loài thủy hải sản như cua, tôm, cá, sò… Thu nhập bình quân từ 200 đến 300 nghìn đồng mỗi ngày, số tiền đó đủ để trang trải cuộc sống cho gia đình.

Các khu vực rừng ngập mặn được cắm biển bảo vệ. Ảnh: Thu Thủy.

Các khu vực rừng ngập mặn được cắm biển bảo vệ. Ảnh: Thu Thủy.

 Quản lý và bảo vệ môi trường hệ sinh thái biển luôn được huyện Hậu Lộc quan tâm, chú trọng. Hằng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ, kế hoạch bảo vệ môi trường; quản lý nguồn lợi thủy sản được duy trì, các nghề khai thác thủy sản không thân thiện với môi trường hạn chế phát triển; tuần tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; chú trọng bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đã tạo không gian cảnh quan ven bờ, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái.

Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho biết: Rừng ngập mặn ven biển ở Đa Lộc đã được trồng phủ kín có vai trò bảo vệ người dân sinh sống trong đê, góp phần giảm thiểu đáng kể những tác động xấu của biến đổi khí hậu. UBND xã thường xuyên tuyên truyền đến người dân về việc bảo vệ và chăm sóc rừng ven biển, phát động phong trào ra quân dọn rác thải nhằm bảo vệ môi trường. Tận dụng rừng ngập mặn mà người dân đã phát triển kinh tế với các mô hình như: Nuôi ong và nuôi thủy sản tự nhiên dưới tán rừng, bảo vệ công trình thủy lợi mang lại kinh tế cao.

anh-3-163945_564

Trồng rừng ngập mặn để giảm thiểu tác động của thiên tai. Ảnh: Thu Thủy.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hậu Lộc, Ngọ Viết Thắng cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện Hậu Lộc có 411,02 ha diện tích rừng ngập mặn được trồng phủ kín ở các xã Đa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc…nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, giúp bảo vệ bờ biển, chống xói mòn, ứng phó với biến đổi khí hậu. Rừng ngập mặn còn mang lại giá trị kinh tế cho bà con phát triển quanh năm như phát triển các mô hình nuôi ong, nuôi ngao và đánh bắt các loài thủy hải sản.

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Tiền Giang giảm thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng nhờ cắt vụ, chuyển đổi cây trồng

Đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía đông giúp tránh thiệt hại do thiên tai như hạn, mặn 3.000 tỷ đồng.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Bình luận mới nhất