| Hotline: 0983.970.780

Lãi tiền tỷ nhờ cây mận 'nhà giàu'

Thứ Hai 31/03/2025 , 08:48 (GMT+7)

Sóc Trăng Một nông dân ở Cù Lao Dung lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, nhờ trồng giống mận (doi) hồng MST trái to, giòn, ngọt và ít nước.

Anh Nguyễn Văn Nhựt (47 tuổi) ở xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) là người tiên phong trồng thành công mận hồng MST, mang về doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm.

Trước khi gắn bó với giống mận này, anh Nhựt có 15 năm kinh nghiệm trồng thanh long ruột đỏ. Tuy nhiên, đầu ra ngày càng bấp bênh, buộc anh phải tìm hướng đi mới.

Trồng mận hồng MST, anh Nguyễn Văn Nhựt thu lãi trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Kim Anh.

Trồng mận hồng MST, anh Nguyễn Văn Nhựt thu lãi trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Kim Anh.

Cách đây 4 năm, một dịp tình cờ được thưởng thức trái mận hồng MST, anh Nhựt nhận thấy giống cây này có tiềm năng vượt trội nhờ trái to, giòn, vị ngọt, thơm và ít nước. Tận dụng hệ thống mương vườn sẵn có, anh đốn bỏ thanh long, cải tạo đất, đầu tư trồng 150 gốc mận hồng MST, trên quy mô 3.000m2.

Theo anh Nhựt, mận hồng MST đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao hơn so với các giống mận khác. Muốn cây phát triển tốt, nhà vườn phải nâng luống cao để rễ không bị úng nước. Ngoài ra, việc kiểm soát số lượng trái cũng rất quan trọng, để quá nhiều trái, cây không đủ sức nuôi, trái sẽ nhỏ, chất lượng kém.

Bên cạnh đó, anh đầu tư 100 triệu đồng xây dựng hệ thống nhà lưới, giúp vườn mận giảm đáng kể ruồi vàng gây hại và tiết kiệm 30-40% thuốc bảo vệ thực vật.

Bên trong nhà lưới, anh thiết kế hai hệ thống tưới, gồm tưới bằng dây dẫn trong giai đoạn cây cần nhiều nước và tưới tự động ở gốc để hỗ trợ bón phân. Sự kết hợp này giúp cây phát triển khỏe mạnh, trái đạt chất lượng cao.

Mận hồng MST có thể ra trái quanh năm. Ảnh: Kim Anh.

Mận hồng MST có thể ra trái quanh năm. Ảnh: Kim Anh.

Một công đoạn khác khá quan trọng là việc bao lưới và tuyển trái. Nếu không bao kịp thời, trái dễ bị nứt, úng nước và ảnh hưởng đến chất lượng. Những yêu cầu kỹ thuật này đòi hỏi nhà vườn phải tỉ mỉ trong từng công đoạn.

“Trái bằng cái đầu ngón tay, rụng râu là phải bao ngay. Nếu làm không đúng kỹ thuật, trái dễ bị ruồi vàng cắn phá”, anh Nhựt chia sẻ.

Mận hồng MST ra trái quanh năm, nhưng tập trung mạnh vào hai vụ chính. Trung bình từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 105 ngày. Mỗi cây mận cho khoảng 100kg trái/năm, trọng lượng trái đạt chuẩn loại 1 từ 6-7 trái/kg (tương đương khoảng 130g/trái).

Hiện tại, thương lái thu mua mận hồng MST tại vườn với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, nếu bán lẻ có thể lên đến 120.000 đồng/kg. Quá trình thu mua, thương lái sẽ dùng máy đo độ đường, nếu đạt trên 11% sẽ nhập hàng.

Mỗi cây mận hồng MST có thể cho khoảng 100kg trái/năm. Ảnh: Kim Anh.

Mỗi cây mận hồng MST có thể cho khoảng 100kg trái/năm. Ảnh: Kim Anh.

Năm 2024, vườn mận của anh đạt sản lượng 16 tấn, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi hơn 1 tỷ đồng, chưa tính thu nhập từ việc bán cây giống. Riêng từ đầu năm đến nay, anh Nhựt đã bán 1.000 cây giống và đang chuẩn bị cho đơn hàng lên đến 5.000 cây.

Sản phẩm mận hồng MST hiện đang được anh Nhựt cung cấp tại các chợ trong tỉnh và một số cửa hàng trái cây cao cấp ở TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, Trà Vinh. Tuy nhiên, do quy mô trồng còn hạn chế, sản phẩm mận hồng MST vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đặt hàng của thương lái và doanh nghiệp.

Toàn huyện Cù Lao Dung hiện có trên 50 ha trồng mận hồng MST. Ông Nguyễn Văn Đắc - Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Cù Lao Dung nhận định, mận hồng MST đang là mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao nhất ở địa phương.

Mận hồng MST ổn định giá bán qua các năm vì cung không đủ cầu. Ảnh: Kim Anh.

Mận hồng MST ổn định giá bán qua các năm vì cung không đủ cầu. Ảnh: Kim Anh.

Riêng tại xã Đại Ân 1, mận hồng MST trồng đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. HTX nông nghiệp Thông Minh (xã Đại Ân 1) đang thực hiện các thủ tục để công nhận giống cây đầu dòng trên địa bàn huyện. Ngoài ra, một số nhà vườn mận cũng đang định hướng phát triển mô hình du lịch trải nghiệm trong vườn mận hồng MST.

"Hiện đã có doanh nghiệp liên kết đưa mận hồng MST xuất khẩu sang EU, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Đông", ông Nguyễn Văn Đắc - Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Cù Lao Dung cho biết.

Xem thêm
Khó bố trí quỹ đất di dời cơ sở chăn nuôi

SƠN LA Trên địa bàn Sơn La, một số cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác quy hoạch vùng chưa gắn định hướng phát triển lâu dài.

Không cấp vacxin cho các hộ gia đình tự tiêm phòng dại

THÁI NGUYÊN Địa phương không cấp vacxin cho hộ gia đình tự tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo nhằm tránh trường hợp không đảm bảo chất lượng, không tạo được miễn dịch bảo hộ cao.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc: [Bài 5] Nghiên cứu giống tằm mới

Để ngành tằm tơ chiếm lĩnh thị trường cần quy hoạch vùng nguyên liệu, nghiên cứu lai tạo các giống dâu, tằm mới, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, chế biến.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Bảo hộ thương hiệu cua biển Trà Vinh

TRÀ VINH UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ, tạo lập, quản lý và quảng bá chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cua biển.

Cán bộ giữ rừng được hưởng trợ cấp thương binh: Chính sách nhân văn

Nghệ An Với tỷ lệ tổn thương cơ thể lên đến 52%, anh Trịnh Văn Hà, thuộc lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của BQLRPH Nghi Lộc được hưởng trợ cấp thương binh.