| Hotline: 0983.970.780

Bắt giữ 4 tàu cá đang 'giữ hộ' 66 thiết bị VMS của tàu cá khác

Thứ Bảy 18/02/2023 , 09:11 (GMT+7)

Kiên Giang Chỉ từ tháng 10/2022 cho đến nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã bắt giữ 4 tàu đang gắn, giữ và vận chuyển 66 thiết bị VMS của tàu cá khác.

Gửi thiết bị VMS: Nguy cơ khai thác IUU rất cao

Chiều 17/2, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chống khai thác IUU Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) tại Kiên Giang. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh tiếp và làm việc với đoàn. Cùng tham dự có Hải quân vùng 5, Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, Sở NN-PTNT Kiên Giang.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chống khai thác IUU Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chống khai thác IUU Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Báo cáo với đoàn, Đại tá Phạm Văn Hoạt, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về chống khai thác IUU cho biết, thời gian gần đây, các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ trên biển đã phát hiện, bắt giữ 4 vụ/4 tàu đang gắn, vận chuyển 66 thiết bị VMS (thiết bị giám sát hành trình) của tàu cá khác.    

Cụ thể, ngày 10/2 ở Đông Nam bãi cạn Cà Mau khoảng 60 hải lý, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 kiểm tra, phát hiện và bắt giữ tàu cá KG 93524-TS đang gắn, giữ 20 thiết bị VMS của tàu cá khác. Ngày 11/2, ở Tây Bắc mũi Đất Đỏ khoảng 4 hải lý, phường An Thới, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang kiểm tra, phát hiện và bắt giữ tàu cá KG 61868-TS đang vận chuyển 2 thiết bị VMS của tàu cá khác. 

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình (thứ 2 từ phải qua), Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chống khai thác IUU Bộ Quốc phòng trao đổi với lực lượng Biên phòng Kiên Giang về chống khai thác IUU. Ảnh: Trung Chánh. 

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình (thứ 2 từ phải qua), Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chống khai thác IUU Bộ Quốc phòng trao đổi với lực lượng Biên phòng Kiên Giang về chống khai thác IUU. Ảnh: Trung Chánh. 

Trước đó, vào cuối năm 2022 lực lượng chức năng cũng đã phát hiện 2 vụ tương tự, với hàng chục thiết bị VMS được tàu cá khác “nhờ giữ hộ”. Ngày 26/10, tại vùng biển cách Đông Nam Côn Đảo khoảng 60 hải lý, lực lượng Cảnh sát biển kiểm tra, phát hiện trên tàu cá BV 92412-TS đang gắn, lưu giữ, duy trì hoạt động 28 thiết bị VMS của các tàu cá khác đã tháo, gửi lại. Ngày 28/12, ở Nam Đông Nam Vũng Tàu khoảng 70 hải lý, lực lượng Cảnh sát biển kiểm tra, phát hiện trên tàu TG 91186-TS có 16 thiết bị VMS tàu cá đang hoạt động.

Theo nhận định của các lực lượng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật triển biển, việc các tàu tháo gỡ, thu gom, gửi thiết bị VMS cho 1 tàu giữ là hành vi đối phó và vi phạm pháp luật, cần xử lý để răn đe. Rất có thể những tàu cá đã tháo thiết bị VMS sẽ tiếp tục đi khai thác và rất dễ vi phạm vùng biển nước ngoài dẫn đến bị bắt giữ.

Phạt nặng nhưng khó xử lý

Ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, qua xử lý các vụ việc về tàu cá vi phạm khai khác IUU thời gian qua, thấy nổi lên 2 nhóm ngư dân khác nhau. Một là nhóm những ngư dân điều kiện kinh tế khó khăn, vay nợ ngân hàng, mượn vốn bên ngoài để đi khai thác. Nên họ buộc phải đi khai thác bằng mọi giá để cứu vãn tình hình, kể cả đi khai thác IUU dù biết có thể bị bắt, bị phạt. Hai là nhóm những ngư có điều kiện kinh tế vững vàng nhưng vẫn đi khai thác IUU vì mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình (bìa phải), Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chống khai thác IUU Bộ Quốc cùng ngành chức năng tỉnh Kiên Giang trao đổi, nắm tình hình đánh bắt hải sản của bà con ngư dân tại cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành. Ảnh: Trung Chánh.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình (bìa phải), Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chống khai thác IUU Bộ Quốc cùng ngành chức năng tỉnh Kiên Giang trao đổi, nắm tình hình đánh bắt hải sản của bà con ngư dân tại cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành. Ảnh: Trung Chánh.

Từ đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị các ngành chức năng phải mạnh tay hơn nữa trong chống khai thác IUU. Cần tìm hiểu, năm rõ đời sống bà con ngư dân, tạo điều kiện cho các chủ tàu khó khăn bằng việc khoanh nợ, giãn nợ và phạt đích đáng những chủ tàu có điều kiện nhưng vẫn có tình khai thác IUU. Điều tra, lập hồ sơ truy tố những đối tượng môi giới đưa tàu, ngư dân ra nước ngoài khai thác hải sản trái phép. 

Ông Lê Quốc anh cho biết, trong năm 2022 Kiên Giang đã ra quyết định tịch thu 51 tàu cá vi phạm khai thác IUU. Đồng thời xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm vụ với số tiền lên đến 61 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc yêu cầu ngư dân thực hiện, kể cả cưỡng chế thực hiện cũng hết sức khó khăn. Đến nay mới chỉ tịch thu được 1 tàu và số tiền ngư dân nộp phạt cũng rất ít.

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức 4 chuộc đối thoại với chủ tàu để tháo gỡ khó khăn, tuyên truyền về chống khai thác IUU và 2 lần gửi thư kêu gọi chủ tàu, ngư dân chung tay, đồng thuận thực hiện chống khai thác IUU. Kiên Giang cũng là tỉnh đầu tiên trên cả nước thành lập Chi cục Kiểm ngư để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, thực thi Luật Thủy sản.

Trong buổi sáng cùng ngày, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng, do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình làm trưởng đoàn cùng ngành chức năng đã tỉnh Kiên Giang đã đi nắm tình hình đánh bắt hải sản của bà con ngư dân tại cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành. Đây là cảng cá có lượng tàu neo đậu, mua bán, trao đổi hàng hóa lớn nhất tỉnh Kiên Giang. Thăm hỏi, động viên tinh thần bà con ngư dân, đồng thời kiểm tra thực tế các giấy tờ, sổ sách, nhật ký khai thác, thết bị giám sát hành trình (VMS) trên các tàu có công suất lớn đang neo đậu tại bến cảng. Cũng tại đây, đồng chí phó Tổng tham mưu trưởng lắng nghe ý kiến đề đạt, nguyện vọng của bà con ngư dân, tài công, chủ tàu về những khó khăn, vướng mắc trong khai thác hải sản hiện nay. Những kiến nghị, đề xuất của bà con ngư dân về việc hỗ trợ vốn để khôi phục lại nghề cá bền vững, tái tạo nguồn lợi hải sản trong tương lai.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chống khai thác IUU Bộ Quốc làm việc với Đồn Biên phòng Tây Yên (huyện An Biên) về nhiệm vụ chống khai thác IUU. Ảnh: Trung Chánh.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo chống khai thác IUU Bộ Quốc làm việc với Đồn Biên phòng Tây Yên (huyện An Biên) về nhiệm vụ chống khai thác IUU. Ảnh: Trung Chánh.

Làm việc với Ban chỉ huy đồn Biên phòng Tây Yên (huyện An Biên), đây là đơn vị kiểm tra, giám sát lượng lớn tàu cá công suất ra vào cảng mỗi ngày. Tại đây, đồng chí Trưởng ban chỉ đạo IUU Bộ Quốc phòng đã nghe báo cao từ ban chỉ huy đơn vị về việc tổ chức lực lượng, phương tiện để phối hợp làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tàu cá ra vào địa bàn. Những khó khăn, vướng mắc trong tham gia kiểm tra, giám sát tàu cá bằng thiết bị giám sát hành trình. Những khó khăn trong đấu tranh, xử lý các tàu cố tình tháo bỏ thiết bị trành trình khi ra khơi. Trong đó có nhiều tàu tự ý tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình, gom, gửi sang cho một tàu để sang vùng biển nước ngoài đánh bắt trộm hải sản… Hoặc tự ý tắt hoặc phá hỏng, cắt bỏ niêm phong của nhà cung cấp để đi khai thác trộm, sau đó khi vào bến đổ cho song to, gói lớn, nước biển làm mất sóng, mất liên lạc.

Kết luận buổi làm việc, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình khẳng định, mặc dù số lượng tàu cá, số lượng, chủng loại cá khai thác IUU không nhiều nhưng đã làm xấu đi hình ảnh nghề cá của Việt Nam. Những tháng đầu năm 2023, số vụ tàu cá Việt Nam khai thác IUU, vi phạm vùng biển nước ngoài bị các nước bắt giữ mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn xảy ra. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng mà Việt Nam đang quyết tâm thực hiện trong năm 2023.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình đề nghị các lực lượng chức năng phải làm nghiêm khắc, đúng nhiệm vụ được giao nhưng không được gây khó khăn cho hoạt động kinh tế của bà con ngư dân. Nắm chắc tình hình, nhất là những tàu cá có những dấu hiệu bất thường khi xuất bến, đánh bắt trên biển thì phải có thông báo, phối hợp với các lực lượng chức năng để kiểm tra, ngăn chặn, không để xảy ra khai thác IUU. Đặc biệt là xử lý nghiêm các trường hợp chủ tàu tháo gỡ, thu gom thiết bị VMS gửi sang tàu khác, nhằm có ý đồ cố tình khai thác IUU.   

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lai Châu xác minh tài sản, thu nhập của 26 cán bộ

Ngày 4/5, Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố quyết định xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 của 26 cán bộ công tác tại 9 cơ quan.