| Hotline: 0983.970.780

Nỗ lực chống khai thác IUU không phải vì lợi ích của EU mà của chính Việt Nam

Thứ Bảy 28/01/2023 , 10:16 (GMT+7)

Đó là tuyên bố của ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam trong cuộc trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Quan hệ song phương Việt Nam - EU đã chuyển sang một tầm cao mới với việc hai bên trở thành đối tác bình đẳng của nhau trên cơ sở hợp tác cùng có lợi trong tất cả các trụ cột hợp tác, đặc biệt là việc thực thi Hiệp định EVFTA.

Từ góc độ nông nghiệp, tôi cho rằng tương lai giao thương giữa hai bên rất khả quan. Kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản hiện tại đạt trung bình 3 tỷ USD mỗi năm và thặng dư phía Việt Nam đạt khoảng 1 tỷ USD. Chúng ta cũng hợp tác trong vấn đề nông nghiệp bền vững bởi tôi tin rằng đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.

Tôi rất ấn tượng với quyết tâm của Chính phủ Việt Nam cũng như cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về chuyển đổi xanh tại Hội nghị COP26. Thực sự Việt Nam đã gây bất ngờ khi tuyên bố về chuyển đổi xanh, đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết này mà không cần đến các nhà tài trợ. Đây cũng là lí do chúng tôi đã mất hơn một năm để xây dựng Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng được ký kết vào ngày 14/12 năm vừa qua tại Bỉ.

Tại đây, đại diện cấp cao các các nước G7 và các đối tác quốc tế khác đã thống nhất sẽ giúp đỡ Việt Nam thực hiện quyết tâm chính trị này. Điều quan trọng là thế giới biết rằng Việt Nam là một trong số ít quốc gia đang phát triển đưa ra cam kết và tham gia vào tuyên bố. Vấn đề chuyển đổi xanh không chỉ nằm ở các nguyên tắc mà là cách chúng ta triển khai, thực hiện ra sao. Việc thực hiện đòi hỏi nhiều nỗ lực của cả hai bên và chúng ta cần tập trung nỗ lực ngay từ bây giờ.

Điều tiếp theo tôi cho là quan trọng chính là việc thay đổi hành lang pháp lý để thu hút đầu tư hơn nữa trong lĩnh vực năng lượng xanh và tạo môi trường đầu tư tốt hơn, bởi có đầu tư thì chúng ta mới có thể xúc tiến chuyển đổi công nghệ.

Năng lượng xanh là yếu tố cần thiết để một quốc gia đạt được mục tiêu bền vững, điều này không chỉ vì lợi ích toàn cầu mà còn vì lợi ích của Việt Nam, đất nước của hơn 100 triệu dân. Với số dân đông đúc như vậy thì lượng tiêu thụ và phát thải sẽ rất lớn. Hưởng ứng lời kêu gọi giảm phát thải carbon sẽ giúp giảm lượng carbon tiêu thụ vì mục tiêu chung là hướng tới nền kinh tế xanh. Chúng tôi sẵn sàng ở đây và đồng hành cùng các bạn trên một đoạn đường dài phía trước để thực hiện nỗ lực chuyển đổi xanh và xây dựng nền kinh tế hướng xanh.

Trở lại với lĩnh vực nông nghiệp, tôi đánh giá cao sự thay đổi của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua và Chiến lược phát triển bền vững của ngành, tuy nhiên Việt Nam cũng cần cải thiện hơn nữa vấn đề an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn bền vững cho sản phẩm của mình.

'Tôi đánh giá cao sự thay đổi của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua'. Ảnh: Tùng Đinh.

"Tôi đánh giá cao sự thay đổi của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua". Ảnh: Tùng Đinh.

Chúng tôi đã và đang cố gắng giúp đỡ các bạn. EU có tiêu chuẩn rất cao về tính an toàn và bền vững nên tôi cho rằng để xuất khẩu nông sản sang EU, Chính phủ cần tằng cường thông tin tới nông dân, các tổ chức nông dân hơn nữa để cải thiện tình hình. Người dân cần biết về giới hạn dư lượng tối đa được quy định trong hệ thống của châu Âu để giảm thuốc BVTV trong các sản phẩm tương tự. Bởi nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì sản phẩm của các bạn sẽ không thể thâm nhập thị trường Châu Âu.

Ngoài ra, kể từ khi Vệt Nam bị EU cảnh cáo thẻ vàng IUU từ tháng 10/2017, hai bên đã có rất nhiều cuộc trao đổi giữa các phái đoàn để tìm ra những phương án tốt nhất nhằm thoát khỏi tình trạng này. Chính phủ Việt Nam cũng đã nỗ lực cùng các cơ quan ban ngành để giải quyết.

Tôi xin nhấn mạnh rằng đây là vấn đề cơ bản cần giải quyết vì nó liên quan đến sự bền vững của ngành thủy sản. Nỗ lực chống khai thác IUU không phải vì lợi ích của EU mà vì lợi ích của chính các bạn để xây dựng một ngành thủy sản bền vững. Và chúng tôi có thể thấy nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, ghi nhận sự quyết tâm này, tuy nhiên, cần có bước tiến hơn nữa.

Chúng tôi đang tổ chức các cuộc đối thoại và dự kiến sẽ có một phái đoàn mới trong khoảng 4-5 tháng tới kiểm tra tình hình. Về mặt pháp lý là các quy định, quy chế đã sẵn sàng nhưng việc triển khai, thực hiện vẫn còn thiếu sót, chúng ta cần biện pháp để củng cố việc thực thi ở cấp địa phương. Tôi biết rằng nhiều cuộc họp tại cấp địa phương có sự tham dự của lãnh đạo Trung ương đã nhấn mạnh ưu tiên này của Chính phủ và chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của các vị.

Chúng tôi ở đây để giúp Chính phủ Việt Nam đưa ra các chỉ dẫn cụ thể hơn và tìm kiếm các phương án thích hợp nhằm xây dựng ngành thủy sản bền vững, với mục tiêu cuối cùng của những nỗ lực này là vì lợi ích của Việt Nam. 

(ghi)

Xem thêm
Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuân về trên vùng biên cương

Quảng Bình Bà con dân tộc trên vùng miền núi huyện Bố Trạch đã có thêm cái tết ấm áp khi chương trình 'Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản' đến với bà con.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.