Bay trên Ngàn Trươi, hồ thủy lợi có đập đất cao nhất Việt Nam
Thứ Năm 22/09/2022 , 06:27 (GMT+7)Hồ Ngàn Trươi, thuộc cụm công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang là hồ thủy lợi lớn thứ 3 Việt Nam sau Dầu Tiếng và Cửa Đạt với dung tích 775 triệu m3.
Công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) là công trình trọng điểm quốc gia do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 4 (Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư, và được xem là một siêu công trình thủy lợi của miền Trung. Công trình có dung tích hồ chứa lớn thứ ba toàn quốc, chỉ sau Cửa Đạt (Thanh Hóa) và Dầu Tiếng (Tây Ninh). Ngoài ra, ở khu vực đầu mối còn có một nhà máy thủy điện công suất 20 MW.
Hồ chứa nước Ngàn Trươi có dung tích 775 triệu m3 nước với đập chính có cao trình đỉnh đập 57,8 m, chiều cao tối đa 64,8 m, dài 363 m, là đập đất thủy lợi cao nhất cả nước. Trong khi đó, phần lưu vực của hồ chứa này có diện tích vào khoảng 408 km2.
Phần nhà máy thủy điện Ngàn Trươi do Tổng công ty Cơ điện, xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi - AGRIMECO đầu tư, nhà máy ngay sau tại đập chính. Dự kiến, nhà máy Thủy điện Ngàn Trươi khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp trung bình mỗi năm khoảng 73,71 triệu kWh điện cho hệ thống điện quốc gia.
Công trình tràn xả lũ của hệ thống Hồ Ngàn Trươi, được xây dựng cách thân đập chính khoảng 6 km với ngưỡng tràn 48,6 m. Khi nước hồ vượt quá ngưỡng này sẽ được xả tràn qua 7 cửa với lưu lượng thiết kế hơn 2.400 m3/s.
Nhiệm vụ của hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang là cắt giảm lũ cho hạ du, đặc biệt là vùng rốn lũ Hương Khê, Vũ Quang (nửa trên ảnh). Bên cạnh đó, cấp nước tưới cho 32.585 ha ở các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, Thạch Hà, Hồng Lĩnh, trong đó có 9.162 ha của trạm bơm Linh Cảm được chuyển đổi sang tưới tự chảy.
Đập dâng Vũ Quang, được thiết kế để nâng mực nước phía hạ du Hồ Ngàn Trươi đủ chảy vào kênh chính Ngàn Trươi (bên phải ảnh). Ngoài cấp nước tưới, công trình này còn tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt và cải tạo môi trường sinh thái hạ du.
Một phần kênh chính Ngàn Trươi dài 17 km đã được xây dựng để đưa nước từ đập dâng Vũ Quang về các vùng canh tác nông nghiệp phía hạ hu. Từ tháng 12/2018, đập dâng Vũ Quang và 17 km kênh chính Ngàn Trươi đã vận hành thử tải theo nhiệm vụ thiết kế giai đoạn 1 và trong các năm 2018, 2019, hồ phục vụ tưới mỗi năm khoảng từ 150 - 250 triệu m3.
Điểm đặc biệt của kênh chính Ngàn Trươi là vắt qua nhiều khu vực trong hành lang thoát lũ của hạ du Hồ Ngàn Trươi. Điều này đã khiến phương án thiết kế kênh phải thay đổi, đảm bảo không chặn đường thoát lũ, gây nguy hiểm cho các khu vực dân cư lân cận trong mùa mưa.
Theo đó, thay vì làm kênh chìm với chi phí rẻ hơn, các cơ quan chức năng đã nghiên cứu và thống nhất phương án làm kênh nổi. Cụ thể, ở những đoạn cắt qua hành lang thoát lũ sẽ làm hệ thống móng bê tông, đưa mương nước lên khỏi mặt đất, không chặn dòng chảy trong mùa mưa.
tin liên quan
Viện Cây ăn quả miền Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Tiền Giang Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Viện 1994 - 2024.
Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm
Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.
Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão
Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.
Chính sách tốt sẽ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp sinh học
Để công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam cần có chính sách thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp.
Hải Phòng khai trương dự án Chính quyền số
HẢI PHÒNG Chiều 21/11, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức lễ khai trương Dự án ‘Chính quyền số’ để chào mừng ngày chuyển đổi số quốc gia 2024.
Thủy lợi - nền tảng vững chắc cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả
Đồng Tháp Các hệ thống thủy lợi nội đồng giúp kiểm soát nguồn nước hiệu quả hơn, nhờ đó nông dân có thể canh tác 3 vụ lúa/năm với năng suất tăng 15% so với trước đây.