| Hotline: 0983.970.780

Belarus tin tưởng vào hệ thống thú y của Việt Nam

Thứ Năm 07/12/2023 , 14:42 (GMT+7)

Đó là khẳng định của ông Ivan Smilgin, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Belarus, cùng cam kết ưu tiên các sản phẩm thịt xuất khẩu từ Việt Nam.

Buổi làm việc ngày 7/12 tại Bộ NN-PTNT giữa Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Belarus. Ảnh: Quỳnh Chi.

Buổi làm việc ngày 7/12 tại Bộ NN-PTNT giữa Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Belarus. Ảnh: Quỳnh Chi.

Sáng 7/12 tại Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tiếp và làm việc với đoàn Belarus về tăng cường trao đổi thương mại, mở cửa thị trường đối với một số mặt hàng nông sản giữa hai nước.

Những năm gần đây, hợp tác kinh tế - thương mại giữa Belarus và Việt Nam có chiều hướng giảm. Trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 46,4 triệu USD, giảm 52,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 16,1 triệu USD (tăng 20,1%), nhập khẩu đạt 30,3 triệu USD (giảm 64,1%).

Hai lãnh đạo Bộ Nông nghiệp đều khẳng định, kim ngạch thương mại hiện nay còn khá khiêm tốn (đạt khoảng 100 triệu USD/năm) so với tiềm năng nền sản xuất của Belarus và Việt Nam, chưa tương xứng với mối quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời. 

Đầu năm 2023, Việt Nam thông báo về hồ sơ đánh giá thịt bò không xương do phía bạn cung cấp cơ bản đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Để đẩy nhanh quy trình xuất khẩu thịt bò Belarus sang Việt Nam, ông Smilgin mời đoàn Việt Nam tới Belarus kiểm tra thực tế chuỗi sản xuất thịt bò. Chuyến thăm sẽ giúp đoàn Bộ NN-PTNT sớm nhập khẩu mặt hàng nông sản mà Thứ trưởng Belarus coi là “ngon xuất sắc”. 

“Sản phẩm bò của chúng tôi đã có mặt tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng tiếc là chưa có mặt ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi đề xuất Việt Nam đưa Belarus vào danh sách thẩm tra thịt vào năm 2024. Bản thân là bác sĩ thú y, tôi muốn nhìn thấy đồng nghiệp Việt Nam tại nước mình”, ông Smilgin bày tỏ.

Ông Ivan Smilgin mong muốn Việt Nam sớm mở cửa thị trường cho sản phẩm bò không xương của Belarus. Ảnh: Quỳnh Chi.

Ông Ivan Smilgin mong muốn Việt Nam sớm mở cửa thị trường cho sản phẩm bò không xương của Belarus. Ảnh: Quỳnh Chi.

Đáp lại lời mời của Belarus, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, Việt Nam với dân số 100 triệu người là thị trường rất tiềm năng. Hiện nay, Bộ NN-PTNT đã cấp phép cho Belarus xuất khẩu sữa, các sản phẩm từ sữa và đang xem xét hồ sơ nhập khẩu các sản phẩm thịt, ưu tiên thịt bò trước. 

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ cũng mong phía Belarus sẽ tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam được tiếp cận thị trường Á - Âu. Ông Tiến nhấn mạnh, “Nông sản Việt Nam độc đáo, chất lượng cao với 7 vùng sinh thái; các đặc sản địa phương có hương vị của thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái đa dạng”.

Tiếp lời Thứ trưởng Tiến, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết, các mặt hàng nông sản nước ta được xuất khẩu đi nhiều nước, với hệ thống chế biến hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. Việt Nam có tổng đàn gia cầm lớn với 552 triệu con, có khoảng 18 tỷ trứng gia cầm. Đàn lợn có trên 18 triệu con, đứng top 10 các nước sản xuất thịt lợn trên thế giới. 

Đây là một số sản phẩm thế mạnh của Việt Nam trong khi không cạnh tranh với các sản phẩm của Belarus, góp phần đảm bảo an ninh lương thực nước bạn. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, do đó mong muốn các thủ tục nhập khẩu vào thị trường Á - Âu được nhanh chóng thúc đẩy.

Belarus sẽ đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp Việt Nam trước Liên minh Á - Âu về nhập khẩu nông sản. Ảnh: Quỳnh Chi.

Belarus sẽ đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp Việt Nam trước Liên minh Á - Âu về nhập khẩu nông sản. Ảnh: Quỳnh Chi.

Lãnh đạo Belarus thông tin, trong cuộc họp gần đây của Liên minh Á - Âu, nước này đã cam kết đứng ra hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu thịt vào thị trường này. Ông Ivan Smilgin nêu thêm: “Chúng tôi ủng hộ Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gia cầm sang Belarus, sẵn sàng trao đổi, hướng dẫn doanh nghiệp nước bạn, cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho Cục Thú y.

Chúng tôi tin tưởng hệ thống thú y nước bạn. Do đó, Belarus sẵn lòng bỏ qua bước thẩm định sản phẩm thịt và đơn giản hóa quy trình, như cách mà chúng tôi đã tạo điều kiện cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam”.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ trao đổi thương mại, ông Smilgin đề xuất tổ chức các cuộc họp song phương giữa doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp của hai nước. Belarus cũng sẽ đứng ra bảo lãnh doanh nghiệp Việt Nam trước Liên minh Á - Âu, tạo điều kiện nhập khẩu thuỷ sản, cà phê, các loại hạt, trái cây, gạo… vào châu Âu.

Bộ Nông nghiệp Việt Nam và Belarus dự kiến tổ chức các cuộc họp liên Chính phủ, kết nối doanh nghiệp hai nước vào năm 2024. Ảnh: Quỳnh Chi.

Bộ Nông nghiệp Việt Nam và Belarus dự kiến tổ chức các cuộc họp liên Chính phủ, kết nối doanh nghiệp hai nước vào năm 2024. Ảnh: Quỳnh Chi.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến hoan nghênh ý tưởng của người bạn Belarus và nói thêm, hai bên sẽ cần tìm ra các công ty thương mại lớn làm đầu mối, kết nối xuất nhập khẩu các sản phẩm này. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cam kết sẽ thu xếp sang thăm nước bạn trong năm 2024 và hoàn thiện các thủ tục để nhập khẩu thịt bò Belarus vào Việt Nam.

Người đứng đầu Công ty BelVitunipharm, doanh nghiệp nhà nước lâu đời nhất Belarus về sản xuất thuốc thú y và vacxin bày tỏ mong muốn trao đổi chuyên gia lĩnh vực này giữa hai nước. Công ty này đã ký kết hợp tác với 4 doanh nghiệp Việt Nam. Nhân chuyến thăm lần này, Tổng giám đốc đích thân soạn và gửi thư mời hợp tác đến lãnh đạo Bộ NN-PTNT. Ông mong rằng, ngành thú y hai nước sẽ được đưa lên tầm cao mới.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

1.000 người múa bát mở màn Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn

Tối 27/4, tỉnh Bắc Kạn khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024, điểm nhấn của chương trình là màn múa bát với sự tham gia của 1.000 diễn viên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm